1/12/21

Tin buồn

Chi hội Truyền thống Thông tin Thanh Trì, Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội vô cùng thương tiếc báo tin:

Đồng chí Nguyễn Quang Tiền

Sinh 1939; hội viên Chi hội Truyền thống Thông tin Thanh Trì.

Đồng chí đã từ trần hồi 14 giờ 20 ngày 01 tháng 12 năm 2021 (tức ngày 27 tháng 10 năm Tân Sửu). Lễ viếng và truy điệu được tổ chức từ 08 giờ ngày 02 tháng 12 năm 2021 tại nhà riêng (tổ 22, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội). Điện táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ (Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội) ngày 03 tháng 12 năm 2021. An táng tại nghĩa trang quê nhà.

Chi hội Truyền thống Thông tin Thanh Trì, Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội kính báo.

4/11/21

Tin buồn

Chi hội Truyền thống Thông tin Đội 101 và C5, Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội vô cùng thương tiếc báo tin:

Đồng chí Nguyễn Thị Sĩ Nga

Sinh 06-3-1929; quê quán: Lò Sũ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội; trú quán: số 15, đường Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hội viên Chi hội Truyền thống Thông tin Đội 101 và C5; nguyên chiến sĩ Đội VTĐ 101, đã nghỉ hưu.

Đồng chí đã từ trần hồi 20 giờ 30 ngày 02 tháng 11 năm 2021 (tức ngày 28 tháng 9 năm Tân Sửu) tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Lễ viếng được tổ chức từ 09 giờ đến 10 giờ ngày 06 tháng 11 năm 2021 tại Nhà tang lễ Bệnh viện quân y 354 (số 13 phố Đội Nhân, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP Hà Nội). Lễ truy điệu và đưa tang từ 10 giờ cùng ngày. Điện táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ (Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội). An táng tại nghĩa trang phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội.

Chi hội Truyền thống Thông tin Đội 101 và C5, Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội kính báo.

2/11/21

Chi hội Truyền thống Thông tin Thanh Trì trao quà mừng thọ cho hội viên năm 2021

Triển khai kết luận tại Hội nghị Ban liên lạc mở rộng (lần 2) năm 2021, ngày 01-11-2021, đ/c Nguyễn Đăng Đằng - Chi hội trưởng và một số hội viên Chi hội Truyền thống Thông tin Thanh trì đã tiến hành trao bằng và quà mừng thọ của Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc và Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội cho các đ/c Võ Phát (90 tuổi), nguyên cán bộ Lữ đoàn 132 và đ/c Hà Đình Hiến (80 tuổi), nguyên Trưởng phòng Huấn luyện/BTM (nay là Phòng Quân huấn – Nhà trường/BTM) Binh chủng TTLL, là hội viên thuộc Chi hội Truyền thống Thanh Trì tại nhà riêng.

Trao quà mừng thọ cho đ/c Võ Phát (90 tuổi) 

Trao quà mừng thọ cho đ/c Hà Đình Hiến (80 tuổi)
Nhận được sự quan tâm ấm áp, thắm tình đồng đội của BTL, Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội và Chi hội Thanh Trì, các đ/c nhận quà mừng thọ và gia đình rất cảm động và bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới BTL, Hội và Chi hội và hứa sẽ vận động con cháu và gia đình tiếp tục giữ gìn truyền thống của Bộ đội Thông tin Anh hùng.

Tin, ảnh: Nguyễn Đăng Đằng

Đăng bởi Quang Hưng

30/10/21

Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội tổ chức Hội nghị Ban liên lạc mở rộng năm 2021 (lần thứ hai)

Sáng 30 tháng 10 năm 2021, tại D76, Lữ đoàn 205, Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban liên lạc mở rộng (lần thứ 2) đến các chi hội trưởng, nhằm đánh giá các hoạt động của Hội, các chi hội từ tháng 4/2021 đến tháng 10/2021, trao bằng, quà mừng thọ năm 2021 cho các hội viên và phổ biến, quán triệt một số quy định mới của Binh chủng về công tác chính sách.

Đ/c Nguyễn Như Khánh - Trưởng ban liên lạc chủ trì Hội nghị
Đến dự, ngoài các đồng chí trong Thường trực Ban liên lạc (BLL) Hội Truyền thống và 37 đồng chí chi hội trưởng, còn có đ/c Đại tá Tô Hồng Quân - Chủ nhiệm Chính trị Binh chủng, Đại tá Nguyễn Kim Hùng - Chính ủy Lữ đoàn 205, Thiếu tá Phạm Xuân Trường - Trợ lý Ban Chính sách/Cục Chính trị Binh chủng, Thiếu tá Trần Anh Tuấn – Tiểu đoàn trưởng 76/L205 cũng đến dự với Hội nghị.

Toàn cảnh hội trường Hội nghị
Hội nghị Ban liên lạc mở rộng năm nay được tổ chức trong bối cảnh đất nước ta vừa trải qua đợt bùng phát lần thứ 4 của đại dịch Covid-19 kéo dài từ 27-4-2021 đến nay với bao mất mát về người, tổn thất nặng nề về kinh tế, cuộc sống của mọi người dân bị đảo lộn. Hậu quả của đợt bùng phát đại dịch này vô cùng nặng nề đến nay chưa thể đong đếm hết được. Nhưng với quyết tâm của Đảng và Nhà nước, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng lòng, sẻ chia của người dân, với sự giúp đỡ của kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, đến nay chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế BLL Hội Truyền thống mới có thể họp mặt mở rộng để làm nốt những công việc chưa hoàn thành do không thể gặp mặt toàn thể hội viên dịp 09-9-2021 như kế hoạch.

Sau tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu của đ/c Trần Đình Luận - Ủy viên thường trực Hội, đ/c Nguyễn Như Khánh - Trưởng ban liên lạc báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động của Hội từ ngày tổ chức họp mặt Hội nghị Ban liên lạc mở rộng lần thứ nhất (24/4/2021) đến nay, cụ thể:

- Ngày 24-4-2021 họp Hội nghị Ban liên lạc mở rộng lần thứ nhất. Sau hội nghị, do đợt 4 dịch Covid-19 bùng phát, các chi hội tổ chức họp mặt gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn duy trì việc phúng viếng hội viên qua đời, còn việc thăm hỏi ốm đau có hạn chế hơn trước.

- Thường trực Ban liên lạc không thể thu xếp lịch làm việc với Thủ trưởng và cơ quan BTL vào tháng 7 và họp mặt toàn thể hội viên vào ngày 05-9-2021 như dự kiến. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến đề xuất của các chi hội trong Hội nghị BLL mở rộng lần thứ nhất, chỉ trao bằng mừng thọ sơn mài đối với tuổi 70, còn các tuổi khác sẽ trao thiếp mừng thọ cùng với quà, Thường trực Ban liên lạc đã thiết kế mẫu thiếp mừng thọ để in phục vụ công tác mừng thọ năm 2021 cho 298 cụ (65 cụ 70t, 115 cụ 75t, 61 cụ 80t, 24 cụ 85t, 24 cụ 90t, 7 cụ 95t, 2 cụ 100t). Số thiếp và quà mừng thọ này được Thường trực chuẩn bị sẵn sàng, chỉ chờ hết giãn cách xã hội sẽ triển khai. Đến ngày 18-10-2021 BTL mới xếp được lịch họp với Thường trực Ban liên lạc để bàn việc phối hợp công tác trong trạng thái bình thường mới. Do đó mới định được thời gian cho Hội nghị Ban liên lạc mở rộng lần 2. Thường trực sẽ gửi các chi hội để trao lại cho hội viên quà mừng thọ 2021. Đề nghị các chi hội tranh thủ thời gian từ nay đến dịp 22-12 cố gắng sinh hoạt chi hội để trao quà mừng thọ của Hội cho hội viên. Chi hội nào không tổ chức gặp mặt được thì đến tận nhà thăm hỏi và trao quà cho hội viên.

- Về việc triển khai thực hiện quy chế mới của BTL: Ngày 21-6-2021 Cục Chính trị Binh chủng có Công văn số 216/CCT-CS hướng dẫn thực hiện việc tổ chức gặp mặt, tặng kỷ niệm chương và bằng chúc thọ theo quy chế mới. Thường trực đã sao gửi các chi hội để nghiên cứu tổ chức thực hiện. Trong đó Thường trực có một số kiến nghị với BTL đã được đ/c Chính ủy BC thống nhất kết luận trong buổi làm việc ngày 18-10-2021 như sau:

+ Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội hàng năm vẫn tổ chức gặp mặt toàn thể hội viên vào dịp 9-9 và BTL sẽ tạo điều kiện giúp đỡ về địa điểm và nhân lực phục vụ. Địa điểm có thể ở Cơ quan BTL hoặc Lữ 205. Tại các buổi gặp mặt đó, Thủ trưởng BTL vẫn dự và thông báo tình hình Binh chủng với toàn thể hội viên như thời gian qua (theo công văn Thủ tưởng BTL hoặc thủ trưởng các cơ quan được ủy quyền chỉ dự gặp mặt kỷ niệm Ngày Truyền thống Bộ đội TTLL năm lẻ 5, năm tròn chục).

+ Về đối tượng mừng thọ vẫn tính theo tuổi âm lịch như Hội quy định để tránh phức tạp cho việc tổ chức thực hiện của Hội cũng như cơ quan chính sách BTL (theo công văn tính tuổi mừng thọ theo năm dương lịch).

+ BTL thực hiện theo quy chế mới chỉ có bằng và quà mừng thọ cho các cụ tuổi 70, 80, 90, 95, 100, 105... (không có tuổi 75 và 85). Tuy nhiên các cụ tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100... vẫn giữ nguyên quà và thiếp chúc thọ theo Quy chế của Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội như từ trước đến nay.

+ Các nội dung khác thống nhất với văn bản hướng dẫn của Cục Chính trị Binh chủng.

Hội nghị cũng được nghe đ/c Thân Ngọc Thúy - Ủy viên Thường trực Hội phổ biến nội dung Công văn 216/CCT-CS ngày 21-6-2021 của Cục Chính trị Binh chủng về việc hướng dẫn tổ chức gặp mặt, tặng Kỷ niệm chương và Bằng chúc thọ theo quy chế mới; đ/c Trần Đình Luận - Ủy viên thường trực Hội báo cáo công tác thu chi quỹ Hội trong thời gian qua.

Hội nghị cũng thảo luận đề xuất phương pháp hoạt động của các chi hội, của Hội trong trạng thái bình thường mới và việc triển khai thực hiện quy chế mới của Binh chủng với sự nhất trí cao.

Hội nghị cũng đã nhận được quà chúc mừng của Đảng ủy, Thủ trưởng BTL; lẵng hoa và quà của Lữ đoàn 205 tặng, mong muốn Hội có nhiều hoạt động thiết thực, giữ gìn và phát huy truyền thống của Bộ đội TTLL Anh hùng.

Một số hình ảnh Hội nghị:

Đ/c Chủ nhiệm Chính trị Binh chủng trao quà của BTL cho Hội Truyền thống

Đ/c Chính ủy Lữ đoàn 205 phát biểu chào mừng Hội nghị

Đ/c Chính ủy Lữ đoàn 205 tặng hoa và quà của Lữ đoàn cho Hội Truyền thống

Đ/c Trần Đình Luận - Ủy viên thường trực báo cáo công tác thu chi quỹ Hội

Đ/c Thân Ngọc Thúy phổ biến công văn 216/CCT-CS ngày 21-6-2021 của Cục Chính trị Binh chủng

Đ/c Nguyễn Đăng Đằng - Chi hội Thanh Trì phát biểu

Đ/c Nguyễn Khắc Phúc - Chi hội LQ Khóa 7 và LK 3 phát biểu

Các đ/c chi hội trưởng nhận bằng và quà mừng thọ năm 2021 cho chi hội

Tin, ảnh: Nguyễn Quang Hưng

22/10/21

Kỷ niệm 60 năm ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961 / 23-10-2021): Bảo đảm thông tin liên lạc cho tuyến vận tải chiến lược biển

Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, với tuyến vận chuyển đường biển hoàn toàn mới mẻ, địch đánh phá gắt gao, để hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc (TTLL) cho Đoàn tàu không số hoạt động trong khoảng 15 năm (1961-1975) là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, gian khổ.

Song, với tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, lực lượng TTLL đã giữ vững "mạch máu thông tin" nối liền giữa miền Bắc với miền Nam, giữa sở chỉ huy ở đất liền với mỗi con tàu không số vượt biển chở nhân lực, vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam.

1. Lực lượng TTLL chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức phương án, lực lượng, phương tiện phù hợp với tuyến chi viện chiến lược trên biển.

Ngay sau khi Đoàn 759 thành lập (ngày 23-10-1961), Cục TTLL (sau này phát triển thành Bộ tư lệnh TTLL) đã cấp cho Đoàn 759 một số điện đài vô tuyến điện bảo đảm liên lạc cho nhóm nghiên cứu vận tải quân sự của đoàn vượt Biển Đông vào Nam Bộ. Đây là bước chuẩn bị đầu tiên của lực lượng TTLL cho tuyến vận chuyển đường biển. Do phương tiện thông tin vô tuyến điện thời điểm đó chủ yếu là các máy vô tuyến điện công suất nhỏ, cự ly liên lạc ngắn, Cục TTLL đã tách một bộ phận tiểu đoàn thông tin tổng trạm sở chỉ huy cơ bản để tổ chức trạm vô tuyến điện trung gian Z18, trang bị máy phát 150W và 3 máy thu có độ nhạy cao, đặt ở đồi Mè Tre, Đồng Hới (Quảng Bình) để phục vụ liên lạc cho Đoàn 759 và một số đơn vị làm nhiệm vụ trên đất liền như Đoàn 559, 959.

Cùng với việc tổ chức bố trí lại lực lượng TTLL vô tuyến điện ở miền Bắc và miền Trung, Cục TTLL đã chi viện cho miền Nam các trang bị khí tài TTLL như điện đài 15W, máy điện thoại, tổng đài 5 cửa, pin và dây điện thoại. Năm 1964, Đoàn 759 được phát triển thành Đoàn 125. Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, để bảo đảm kịp thời chỉ huy chặt chẽ các đội tàu vận chuyển trên biển, theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, Cục TTLL tổ chức khu thu phát vô tuyến điện dành riêng cho Sở chỉ huy Đoàn 125, gồm các máy phát có công suất từ 50 đến 400W (loại máy P607, P645), cùng đồng bộ dàn ăng-ten định hướng tốt và các máy thu có độ nhạy cao, thu canh liên tục suốt ngày đêm. Trên dọc tuyến ven biển từ Quảng Ngãi vào Cà Mau, Cục TTLL đã lắp đặt các trạm thu phát bí mật để liên lạc với tàu, thuyền và nhận hàng từ miền Bắc vào, tạo thành một mạng vô tuyến điện rộng khắp, bảo đảm kịp thời chỉ huy, chỉ đạo vận tải bằng đường biển.

Nhân viên Lữ đoàn 596 (Binh chủng Thông tin liên lạc) bảo dưỡng thiết bị VSAT trên nhà giàn DK1 (tháng 5-2020). Ảnh: Trần Nhân

2. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thông tin ưu tú; linh hoạt, khôn khéo trong xử lý các tình huống; chấp hành nghiêm nguyên tắc, kỷ luật TTLL.

Cán bộ, chiến sĩ TTLL làm nhiệm vụ trên tàu (chủ yếu là báo vụ) của Đoàn 759, Đoàn 125 được chọn lựa chu đáo, hầu hết là đảng viên, có bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức kỷ luật, không quản ngại gian lao nguy hiểm và đã qua thử thách, tôi luyện qua chiến đấu. Họ là những người giỏi tay nghề, tinh thông nghiệp vụ, biết xử lý các tình huống khó khăn, phức tạp, dù gặp sóng to, gió lớn vẫn thu phát tốt tín hiệu. Trên mỗi chuyến tàu không số luôn có 1-2 đồng chí báo vụ. Theo quy ước liên lạc, vào giờ nhất định trong ngày, báo vụ lên máy nhận điện của sở chỉ huy đoàn hoặc của Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu) và chỉ được phát tín hiệu theo quy định đã được thống nhất cho từng chuyến đi. Việc ngụy trang nghi binh cho các tàu, thuyền được các chiến sĩ thông tin thực hiện bằng cách phơi lưới hoặc treo cờ địch vào ban ngày; dùng đèn pin phát tín hiệu nhận biết giữa các tàu của ta vào ban đêm...

Điển hình công tác bảo đảm TTLL giữa sở chỉ huy ở đất liền với tàu không số giữa biển khơi đó là vào đêm 26-2-1968, Tàu 56 rời cảng A3 (Hải Khẩu) chở hơn 37 tấn vũ khí đi vào bến Lộ Giao (Bình Định). Trên tàu có 17 người, trong đó có báo vụ Nguyễn Văn Nghiệp, Nguyễn Quốc và nhân viên cơ yếu Bùi Văn Hội. Hành trình trên biển, Tàu 56 thường xuyên gặp máy bay trinh sát, tàu chiến địch bám sát khiêu khích. Song, những chiến sĩ thông tin trên tàu đã bình tĩnh, giữ vững liên lạc với sở chỉ huy ở đất liền. Tàu 56 thường xuyên nhận điện từ sở chỉ huy để điều chỉnh tốc độ, nghi binh, vòng tránh. Khi tàu vòng ra cách bờ 40 hải lý, tàu chiến của địch tăng tốc đuổi theo hòng chặn lại và còn bắn dọa, khiêu khích. Sở chỉ huy lệnh Tàu 56 đi ra hải phận quốc tế. Mặc dù hành trình của tàu luôn ở trong vòng cương tỏa kiểm soát gắt gao của địch, có thể xảy ra tổn thất, khó khăn, phức tạp nhưng với việc giữ vững TTLL, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của sở chỉ huy, Tàu 56 vượt qua được cuộc đấu trí căng thẳng với tàu chiến, máy bay địch và quay trở về hậu cứ an toàn.

3. Bám sát tình hình thực tiễn nhiệm vụ, thường xuyên củng cố, xây dựng mạng TTLL cho tuyến vận chuyển đường biển chiến lược.

Sau “Sự kiện Vũng Rô” tháng 2-1965, Cục TTLL đã chỉ đạo Phòng Thông tin Quân chủng Hải quân nghiên cứu, tìm biện pháp thay đổi các phương án tổ chức vô tuyến điện, mật ngữ, quy ước TTLL theo tính chất nhiệm vụ của tuyến đường vận chuyển mới. Đoàn 125 tổ chức phát động các phong trào: “Giỏi một mặt, biết nhiều mặt”; “Đơn vị ba giỏi: Chỉ huy giỏi, cơ động giỏi, thông tin quan sát giỏi” nhằm nâng cao trình độ sử dụng trang bị kỹ thuật, chỉ huy hiệp đồng, cơ động, giữ vững TTLL trong chiến đấu và công tác của các đơn vị tàu.

Đầu năm 1969, lực lượng TTLL cơ bản tổ chức điều chỉnh xong mạng thông tin vô tuyến điện cho Đoàn 125 vận tải biển. Phân đội thông tin chuyên trách (B12) được trang bị các máy thu phát chất lượng cao (máy phát 601, máy thu 250, 7512) nhằm bảo đảm TTLL vững chắc cho Đoàn 125 chỉ huy các lực lượng vận tải biển. Năm 1971, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo Bộ tư lệnh Hải quân chọn 5 điểm ở các đảo khu vực vịnh Thái Lan và gần Malaysia cho tàu chở hàng từ miền Bắc vào đó, rồi Quân khu 9 đưa tàu, thuyền hợp pháp ra vận chuyển hàng hóa vào bờ. Bộ tư lệnh TTLL hướng dẫn lực lượng TTLL của Quân chủng Hải quân và Quân khu 9 triển khai quy ước hợp đồng liên lạc cho từng điểm để nhận hàng.

Trong những năm 1973-1974, tình hình ở chiến trường miền Nam diễn ra ác liệt, tuyến đường chi viện trên biển gặp nhiều khó khăn, Bộ tư lệnh TTLL chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, phương án tổ chức sử dụng thông tin cho tác chiến trên các chiến trường ở đất liền cũng như lực lượng vận chuyển đường biển; cấp bổ sung máy vô tuyến điện và phương tiện khí tài thông tin cho lực lượng TTLL Quân chủng Hải quân và Đoàn 125. Mạng vô tuyến điện sóng cực ngắn và vô tuyến điện sóng ngắn được nâng cấp; triển khai thêm các trạm vô tuyến điện tiếp sức ở phía Nam. Nhờ xây dựng các cột ăng-ten đúng quy cách kỹ thuật ở một số đảo, do đó, các đài ở xa trên biển đã liên lạc thông suốt với sở chỉ huy đất liền; mạng báo động quốc gia thường xuyên bảo đảm liên lạc vững chắc với các quân khu, quân chủng và Đoàn 125. Trong hai năm 1973 và 1974, Đoàn 4 thuộc Binh chủng TTLL (đơn vị chuyên trách đào tạo báo vụ cho chiến trường) đã đào tạo gần 3.400 báo vụ, trong đó có gần 1.400 đài trưởng vô tuyến điện. Nhiều cán bộ, nhân viên báo vụ ngay sau khi đào tạo xong đã được tuyển chọn và xung phong lên đường thực hiện nhiệm vụ trên các tàu, góp phần bảo đảm thắng lợi nhiệm vụ của Đoàn tàu không số. Đặc biệt, mùa xuân 1975, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Binh chủng TTLL tiếp tục bảo đảm TTLL cho các tàu vận chuyển thuộc Đoàn 125 tham gia chiến đấu trên hướng biển, giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đảo Cù Lao Thu, các đảo phía Nam và Tây Nam của Tổ quốc; chỉ đạo lực lượng TTLL của Quân khu 9 bảo đảm thông tin cho Đoàn 962, Đoàn S950 (Đoàn 371, G473) tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Nhìn lại chặng đường lịch sử, từ thực tiễn bảo đảm TTLL phục vụ tuyến chi viện chiến lược trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong tiến trình xây dựng Binh chủng TTLL “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, bảo đảm TTLL “kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn”, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc.

Thiếu tướng Khúc Đăng Tuấn, Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc

Đăng bởi Quang Hưng (nguồn báo QĐND)

21/10/21

Tin buồn

Chi hội Truyền thống Thông tin Hào Nam-T5C, Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội vô cùng thương tiếc báo tin:

Đồng chí Thiếu tá QNCN Nguyễn Sinh Thận

Sinh năm 1941; quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; trú quán: Phòng 111 nhà T ngõ 8b, phố Vũ Thạnh, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội; nguyên nhân viên Ban Tài chính cơ quan, Văn phòng BTL Thông tin, đã nghỉ hưu.

Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba, Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Đồng chí đã từ trần hồi 11 giờ ngày 20 tháng 10 năm 2021 (tức ngày 15 tháng 9 năm Tân Sửu) tại nhà riêng. Lễ viếng được tổ chức từ 09 giờ 30 đến 10 giờ 30 ngày 22 tháng 10 năm 2021 tại Nhà tang lễ Bệnh viện quân y 354 - số 13 phố Đội Nhân, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Lễ truy điệu và đưa tang từ 10 giờ 30 cùng ngày. Điện táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ - Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi hội Truyền thống Thông tin Hào Nam-T5C, Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội kính báo.

18/10/21

Thường trực Ban liên lạc Hội truyền thống Thông tin Hà Nội làm việc với BTL Thông tin liên lạc về phối hợp các hoạt động cuối năm 2021

Theo Quy chế hoạt động của Hội, 9h sáng ngày 18 tháng 10 năm 2021, tại Sở chỉ huy Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL), Thường trực Ban liên lạc Hội truyền thống Thông tin Hà Nội đã có buổi làm việc với BTL TTLL.

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Như Khánh - Trưởng Ban liên lạc Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội cùng các đồng chí trong Thường trực Ban liên lạc.

Về phía BTL Thông tin có đồng chí Thiếu tướng Trần Minh Tâm - Chính ủy Binh chủng cùng các đồng chí: Đại tá Tô Hồng Quân - Chủ nhiệm Chính trị Binh chủng, Thượng tá Trần Thanh Bình - Trưởng Ban Chính sách/Cục Chính trị Binh chủng và Đại tá Đinh Quốc Toàn - Phó Chánh Văn phòng Binh chủng.

Toàn cảnh buổi làm việc

Theo dự kiến kế hoạch đã báo cáo tại Hội nghị Ban liên lạc mở rộng ngày 24 tháng 4 năm 2021 tại d76/L205, Thường trực Ban liên lạc sẽ làm việc với Thủ tưởng và các cơ quan BTL để rút kinh nghiệm về phối hợp hoạt động giai đoạn từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 7 năm 2021 và bàn về việc tổ chức họp mặt kỷ niệm 76 năm Ngày Truyền thống Bộ đội TTLL vào ngày 05/9/2021 tại SCH Binh chủng. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, đặc biệt cao điểm vào tháng 7 đến đầu tháng 10 năm 2021 trên địa bàn cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội, nên kế hoạch làm việc của Thường trực BLL với Thủ trưởng BTL phải hủy bỏ và buổi họp mặt của toàn thể hội viên dự kiến vào ngày 05/9/2021 cũng không thực hiện được.

Đến nay, do tình hình dịch Covid-19 đã bước đầu được kiểm soát, được sự đồng ý của Thủ trưởng BTL, Thường trực Ban liên lạc Hội đã có buổi làm việc với Thủ trưởng BTL. Tại buổi làm việc, ngoài việc trao đổi tình hình hoạt động của Hội và Binh chủng trong thời gian qua, hai bên đã dành nhiều thời gian để trao đổi, thống nhất việc thực hiện Hướng dẫn số 216/CCT-CS ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Cục Chính trị Binh chủng về việc tổ chức gặp mặt, tặng kỷ niệm chương và bằng chúc thọ theo quy chế mới.

Đ/c Chính ủy Binh chủng phát biểu
Thay mặt BTL, Thiếu tướng Trần Minh Tâm - Chính ủy Binh chủng cũng thông báo cho BLL một số tình hình của Binh chủng hiện nay, đặc biệt là công tác chính sách đối với các hội truyền thống Thông tin của Binh chủng và toàn quân. Đ/c Chính ủy cũng tiếp thu ý kiến và ủng hộ hoàn toàn các đề nghị của Thường trực BLL Hội. Hai bên đã trao đổi nhiều ý kiến thẳng thắn, trên tinh thần thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Kết thúc buổi làm việc, hai bên đã thống nhất một số vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của Hội, như đối tượng, tiêu chuẩn cấp kỷ niệm chương, bằng chúc thọ của BTL cho hội viên, bảo đảm giữ được Truyền thống của Bộ đội TTLL Anh hùng nhưng cũng phù hợp với quy định của Bộ Quốc phòng, đặc điểm, tình hình và điều kiện hiện nay của Binh chủng. BTL cũng nhất trí với đề xuất của Thường trực BLL Hội sẽ tổ chức Họp mặt kỷ niệm 76 năm Ngày Truyền thống Bộ đội TTLL với thành phần thu gọn đến các đồng chí chi hội trưởng, dự kiến vào ngày 30/10/2021 tại d76/L205.

Buổi làm việc kết thúc trong không khí đoàn kết và tình nghĩa giữa các thế hệ, mang đậm truyền thống của Bộ đội Thông tin liên lạc Anh hùng.

Tin, ảnh: Quang Hưng

5/9/21

Thông báo của Hội truyền thống Thông tin Hà Nội gửi các chi hội

Theo dự kiến, năm nay vào dịp 9-9 chúng ta sẽ tổ chức gặp mặt toàn thể hội viên kỷ niệm 76 năm Ngày Truyền thống Binh chủng TTLL anh hùng (9-9-1945/9-9-2021). Nhưng do dịch bệnh Covid-19, Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố, chúng ta không thể thực hiện gặp mặt được. Trước hết cho phép tôi thay mặt Thường trực Hội xin gửi tới các đ/c ủy viên Ban liên lạc, các đ/c chi hội trưởng và toàn thể hội viên Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội lời chào mừng nồng nhiệt nhất. Xin gửi tới các đồng chí hội viên cao tuổi, ốm đau, bệnh tật lời thăm hỏi chân tình, cảm thông. Kính chúc các đ/c hội viên vượt qua mọi khó khăn, gian khổ giữ gìn sức khỏe cùng gia đình, con cháu chiến thắng đại dịch để chúng ta sớm trở lại cuộc sống bình thường trong trạng thái mới!

Năm nay, Thường trực Hội đã làm xong mọi công tác chuẩn bị để mừng thọ cho 298 hội viên theo danh sách báo cáo của các chi hội. Từ nay đến cuối năm nếu khi nào tình hình cho phép và được sự đồng ý của BTL Binh chủng, Thường trực Hội sẽ triệu tập Hội nghị Ban liên lạc mở rộng trao lại bằng và quà mừng thọ tới các chi hội để chuyển cho hội viên.

Chúng ta hy vọng với quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn Quân, với sự đoàn kết sẻ chia của toàn xã hội, của bạn bè quốc tế, Việt Nam sẽ sớm vượt qua đại dịch, lập lại trạng thái bình thường mới để hội viên chúng ta có thể gặp lại nhau trong một ngày không xa!

Trân trọng!

Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống

Thiếu tướng Nguyễn Như Khánh

3/8/21

Tạo bước phát triển nhanh, bền vững cho lực lượng thông tin liên lạc

Được ví như “mạch máu” phục vụ hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và chiến đấu của quân đội, những năm qua, công tác thông tin liên lạc (TTLL) của toàn quân đạt nhiều thành tích nổi bật. Có được kết quả đó là do Binh chủng TTLL nói riêng, ngành TTLL toàn quân nói chung đã được đầu tư các loại khí tài, trang bị hiện đại, do các đơn vị công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) nghiên cứu, phát triển...

Ổn định, vững chắc, thuận lợi cho hiệp đồng tác chiến

Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Theo đó, trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Binh chủng TTLL đã xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển hệ thống thông tin liên lạc quân sự (TTLLQS) giai đoạn 2011-2020, thông qua đó được đầu tư nhiều trang bị, phương tiện, công nghệ mới, hiện đại do CNQP Việt Nam sản xuất, có sự khác biệt so với các thế hệ trang bị, phương tiện kỹ thuật trước đây. Hiện nay, riêng lĩnh vực thông tin vô tuyến điện và hữu tuyến điện đã được đầu tư nghiên cứu, sản xuất, đưa vào trang bị nhiều loại máy móc, khí tài, tiêu biểu như các loại máy thu phát, máy phát, máy thu, tổng đài, điện thoại hiện đại và hệ thống cáp quang...

Lãnh đạo Binh chủng Thông tin liên lạc kiểm tra khí tài, trang bị tại Lữ đoàn Thông tin 139.
Đại tá Phạm Mạnh Cường, Trưởng phòng Tham mưu-Kế hoạch, Cục Kỹ thuật Binh chủng TTLL, cho biết: “Qua quá trình sử dụng tại đơn vị, có thể khẳng định các loại máy do CNQP Việt Nam sản xuất phục vụ nhiệm vụ bảo đảm TTLLQS, như một số loại máy thông tin vô tuyến điện, có tính năng tương đương với trang bị nhập ngoại từ các nước có nền kỹ thuật công nghệ cao trên thế giới”.

Ngoài ưu thế về tính năng, tác dụng, các trang bị, khí tài TTLL do CNQP Việt Nam sản xuất có giá thành thấp hơn đáng kể so với hàng nhập ngoại; công tác bảo đảm kỹ thuật thuận lợi, bảo đảm duy trì hệ số kỹ thuật cao, không phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, việc tổ chức thiết lập TTLL nhanh hơn do tính năng thông minh của trang bị. Đặc biệt, khi sử dụng các sản phẩm này sẽ giữ được bí mật về trang bị quân sự, đồng thời tạo sự thống nhất về trang bị trong toàn quân, thuận lợi cho công tác hiệp đồng tác chiến.

Thử nghiệm hệ thống thông tin liên lạc do Viettel sản xuất, trang bị trên xe tăng.  
Được đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, hệ thống TTLLQS đã có bước phát triển nhanh, bền vững, mang tính đột phá, nhất là về quy mô, công nghệ, phương thức bảo đảm, độ ổn định, tính vững chắc và chất lượng dịch vụ. Binh chủng TTLL đã phối hợp với các đơn vị quy hoạch, phát triển mạng truyền dẫn, bảo đảm tốt đường truyền cho các nhiệm vụ, cho hệ thống tự động hóa chỉ huy của các ngành, các đơn vị; phục vụ hiệu quả hoạt động đối ngoại quân sự, quốc phòng; bảo đảm thông tin thường xuyên, cơ động, SSCĐ, diễn tập và các nhiệm vụ khác. Ngoài ra, hệ thống TTLL cơ động phát triển theo hướng hiện đại, đa dịch vụ, kết cấu gọn nhẹ, mô-đun hóa, cơ động linh hoạt, khả năng sống còn cao. Kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng các trang bị thông tin mới, công nghệ hiện đại với phát huy các trang bị thông tin truyền thống, Binh chủng TTLL có đủ khả năng bảo đảm tốt TTLL trong mọi tình huống; đồng thời tạo cơ sở, tiền đề vững chắc để tiếp tục xây dựng lực lượng TTLL quân sự trong giai đoạn mới.

Cần tiếp tục thông minh hóa khí tài, trang bị

Với vinh dự là lực lượng được đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, Binh chủng TTLL đã chủ động, tích cực tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xây dựng Chiến lược phát triển hệ thống TTLLQS giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

Máy thông tin cầm tay sóng cực ngắn do Viettel sản xuất, phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân đội (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021). 
Đề cập đến vai trò của CNQP trong việc tiếp tục hiện đại hóa trang bị của ngành TTLLQS, Trung tá Nguyễn Anh Hào, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Thông tin công nghệ cao (Binh chủng TTLL), cho biết: “Để Binh chủng nói riêng, ngành TTLL toàn quân nói chung tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, cần khai thác hiệu quả các trang bị đã sản xuất trong nước, đồng thời tập trung đầu tư hệ thống TTLLQS dựa trên công nghệ IP với mạng truyền dẫn là xương sống, mạng truyền số liệu làm nền tảng, để phát triển các phương thức liên lạc, các dịch vụ thông tin quân sự; đồng bộ giữa thông tin cố định với cơ động, có tính kế thừa theo hướng băng thông rộng, tốc độ cao, quản lý và điều hành tập trung theo phân cấp”.

Cùng với tiếp thu công nghệ, trang bị kỹ thuật mua sắm từ nước ngoài, theo một số chuyên gia trong lĩnh vực TTLLQS, ngành CNQP Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, nhằm từng bước làm chủ công nghệ sản xuất trang bị TTLL công nghệ cao, như công nghệ định nghĩa mềm, đa cấu hình, đa dịch vụ, tự thích nghi, quản lý tập trung và có tính năng thông minh; đồng thời đẩy mạnh sản xuất nhằm tự bảo đảm 100% trang bị thông tin cấp chiến thuật, chiến dịch.

Thực tiễn đã chứng minh, sự phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm giữa Binh chủng TTLL với các đơn vị CNQP đã tạo ra những sản phẩm hữu ích, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng SSCĐ của toàn quân. Bởi vậy, hoạt động này cần được chú trọng hơn nữa, nhằm góp phần xây dựng quân đội nói chung, Binh chủng TTLL nói riêng ngày càng hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

Bài và ảnh: Hoàng Hà - Kiên Quang

Đăng bởi: Nguyễn Quang Hưng (nguồn báo QĐND)

17/7/21

Danh sách mừng thọ các chi hội năm 2021

Trên cơ sở đề nghị mừng thọ cho hội viên của các chi hội năm 2021 và theo dõi danh sách hội viên của Thường trực Ban liên lạc Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội, trong thời gian qua Thường trực đã phối hợp chặt chẽ với các chi hội, rà soát các bác đã đến tuổi mừng thọ (100, 95, 90, 85, 80, 75 và 70 tuổi) năm 2021 để mừng thọ nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Truyền thống Binh chủng (9/9/1945 - 9/9/2021), kết quả cụ thể:

Tổng số hội viên được mừng thọ: 298 đ/c, trong đó:

+ Tuổi 100: 2 đ/c

+ Tuổi 95: 7 đ/c

+ Tuổi 90: 24 đ/c

+ Tuổi 85: 24 đ/c

+ Tuổi 80: 61 đ/c

+ Tuổi 75: 115 đ/c

+ Tuổi 70: 65 đ/c

Danh sách được mừng thọ ở các tuổi phân chia theo các chi hội như sau:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Tuổi

Chi hội

1

Nguyễn Huy Thịnh

1922

100

Đội 101 và c5

2

Nguyễn Duy Ngận

1927

95

Đội 101 và c5

3

Lê Thế Kiều

1927

95

Đội 101 và c5

4

Nguyễn Thu Yến

1927

95

Đội 101 và c5

5

Lê Thị Phương Lan

1932

90

Đội 101 và c5

6

Trần Lưu Tuấn

1932

90

Đội 101 và c5

7

Đỗ Văn Đức

1922

100

D303

8

Nguyễn Minh Tuyên

1927

95

D303

9

Trần Thanh Dung

1927

95

D303

10

Nguyễn Đức Nhu

1927

95

D303

11

Phạm Đức Chung

1932

90

D303

12

Nguyễn Văn Đại

1932

90

D303

13

Nguyễn Khắc Phúc

1932

90

LQK7 & LK3

14

Nguyễn Chính Trung

1932

90

LQK7 & LK3

15

Nguyễn Quang Định

1932

90

LQK7 & LK3

16

Phạm Xuân An

1932

90

VTĐ 204

17

Nguyễn Văn Đức

1932

90

VTĐ 204

18

Võ Huy Cầu

1937

85

VTĐ 204

19

Nguyễn Tuệ

1937

85

VTĐ 204

20

Phí Công Thụ

1937

85

VTĐ 204

21

Vũ Đình Thuyên

1937

85

P. Quân lực

22

Bùi Huy Hòa

1942

80

P. Quân lực

23

Hoàng Lập

1947

75

P. Quân lực

24

Mai Văn Cân

1947

75

P. Quân lực

25

Lê Hữu Thương

1947

75

P. Quân lực

26

Nguyễn Doãn Huân

1947

75

P. Quân lực

27

Lê Ngọc Ánh

1947

75

P. Quân lực

28

Võ Khả

1942

80

P. Công trình

29

Bùi Trọng Toản

1942

80

P. Công trình

30

Cao Xuân Thảo

1942

80

P. Công trình

31

Nguyễn Thông Vi

1942

80

P. Công trình

32

Nguyễn Trọng Chuông

1947

75

P. Công trình

33

Nguyễn Ngọc Lân

1947

75

P. Công trình

34

Nguyễn Hữu Chung

1952

70

P. Công trình

35

Đàm Đình Vượng

1952

70

P. Công trình

36

Nguyễn Xuân Chín

1951

70

P. Công trình

37

Ngô Văn Nho

1932

90

TSQ

38

Nguyễn Xuân

1932

90

TSQ

39

Đỗ Thị Đề

1937

85

TSQ

40

Tô Diểu

1937

85

TSQ

41

Đỗ Trọng Tình

1942

80

TSQ

42

Phạm Văn Hiệu

1942

80

TSQ

43

Nguyễn Quang Đạt

1942

80

TSQ

44

Nguyễn Khắc Dần

1942

80

TSQ

45

Lê Văn Viện

1942

80

TSQ

46

Đoàn Ngọc Nhã

1942

80

TSQ

47

Nguyễn Hồng Tảo

1947

75

TSQ

48

Nguyễn Bảo Loan

1947

75

TSQ

49

Nguyễn Đình Quốc

1947

75

TSQ

50

Đỗ Mạnh Hiên

1947

75

TSQ

51

Phạm Ngọc Thăng

1947

75

TSQ

52

Phương Văn Hải

1947

75

TSQ

53

Hoàng Hưng Đễ

1947

75

TSQ

54

Phạm Xuân Ruyện

1947

75

TSQ

55

Nguyễn Thị Lương

1947

75

TSQ

56

Nguyễn Trọng Nhã

1952

70

TSQ

57

Vương Đình Thái

1952

70

TSQ

58

Nguyễn Mạnh Hồng

1952

70

Trường K

59

Nguyễn Sĩ Cương

1937

85

Lữ 132

60

Phạm Tiến Việt

1952

70

Lữ 132

61

Nguyễn Đức Tùng

1952

70

Lữ 132

62

Phan Tam

1932

90

M1

63

Nguyễn Trung Kiên

1937

85

M1

64

Phùng Văn Đối

1937

85

M1

65

Lê Văn Lâm

1942

80

M1

66

Lê Quang Chiểu

1942

80

M1

67

Bùi Ngọc Trọng

1942

80

M1

68

Ngô Văn Hiền

1942

80

M1

69

Trần Thị Loan

1947

75

M1

70

Nguyễn Văn Hiệu

1947

75

M1

71

Trần Hữu Vẻ

1947

75

M1

72

Nguyễn Thị Phượng

1947

75

M1

73

Nguyễn Thị Nhiều

1952

70

M1

74

Vương Văn Chiến

1952

70

M1

75

Ngô Sỹ Dũng

1952

70

M1

76

Ngô Khắc Lưu

1952

70

M1

77

Trần Lương Hồng

1942

80

M3

78

Lại Quang Thảo

1947

75

M3

79

Nguyễn Văn Khang

1947

75

M3

80

Đinh Thị Dung

1947

75

M3

81

Nguyễn Thị Điểm

1947

75

M3

82

Nguyễn Trọng Thể

1947

75

M3

83

Lưu Kim Vân

1952

70

M3

84

Lê Quốc Hùng

1952

70

M3

85

Nguyễn Thanh Đường

1952

70

M3

86

Nguyễn Thị Tuyết

1952

70

M3

87

Nguyễn Duy Trác

1932

90

D77

88

Đinh Văn Việt

1942

80

D77

89

Nguyễn Quang Tùng

1947

75

D77

90

Dương Hồng

1947

75

D77

91

Đỗ Đức Hạnh

1947

75

D77

92

Dương Công Hãnh

1947

75

D77

93

Nguyễn Phương Nga

1947

75

D77

94

Nguyễn Thị Hồi

1947

75

D77

95

Phạm Thị Chính

1947

75

D77

96

Phan Văn Đức

1947

75

D77

97

Nguyễn Văn Cung

1932

90

D2 Thanh Trì

98

Nguyễn Ngọc Liễn

1932

90

D2 Thanh Trì

99

Nguyễn Văn Kim

1947

75

D2 Thanh Trì

100

Trần Duy Hiệp

1947

75

D2 Thanh Trì

101

Nguyễn Văn Xuân

1947

75

D2 Thanh Trì

102

Kiều Cao Tẩm

1947

75

D2 Thanh Trì

103

Phạm Như Chừng

1947

75

D2 Thanh Trì

104

Nguyễn Văn Khai

1947

75

D2 Thanh Trì

105

Nguyễn Văn Giang

1952

70

D2 Thanh Trì

106

Hồ Trọng Hiển

1952

70

D2 Thanh Trì

107

Lưu Đức Doanh

1942

80

D4 Tiếp sức

108

Lê Thanh Thế

1942

80

D4 Tiếp sức

109

Vũ Trọng Xung

1942

80

D4 Tiếp sức

110

Lê Minh Tạo

1947

75

D4 Tiếp sức

111

Vũ Văn Nhơ

1947

75

D4 Tiếp sức

112

Nguyễn Văn Đính

1952

70

D4 Tiếp sức

113

Lê Thị Lan

1952

70

D4 Tiếp sức

114

Hoàng Cương

1932

90

Đoàn 559

115

Chu Hoa Nghiêm

1942

80

Đoàn 559

116

Phan Duy Tập

1942

80

Đoàn 559

117

Phạm Lê Tuấn

1947

75

Đoàn 559

118

Nguyễn Duy Đảng

1947

75

Đoàn 559

119

Lê Đình Hạnh

1947

75

Đoàn 559

120

Hoàng Anh Phách

1947

75

Đoàn 559

121

Đỗ Quang Cường

1947

75

Đoàn 559

122

Vũ Thiện Chiến

1947

75

Đoàn 559

123

Đỗ Thị Bằng

1952

70

Đoàn 559

124

Nghiêm Văn Tích

1952

70

Đoàn 559

125

Đồng Thị Mai

1952

70

Đoàn 559

126

Nguyễn Văn Tới

1952

70

Đoàn 559

127

Nguyễn Thị Thịnh

1952

70

Đoàn 559

128

Lương Văn Điều

1937

85

Đoàn 239

129

Đặng Trần Chăn

1937

85

Đoàn 239

130

Nguyễn Đình Thường

1942

80

Đoàn 239

131

Nguyễn Tuấn Tràng

1942

80

Đoàn 239

132

Nguyễn Hữu Nhượng

1947

75

Đoàn 239

133

Ngyễn Văn Phi

1947

75

Đoàn 239

134

Đỗ Văn Thành

1947

75

Đoàn 239

135

Trần Đình Sáng

1947

75

Đoàn 239

136

Trần Viết Được

1947

75

Đoàn 239

137

Nguyễn Hồng Hựu

1947

75

Đoàn 239

138

Nguyễn Xuân Lố

1947

75

Đoàn 239

139

Nguyễn Văn Nga

1947

75

Đoàn 239

140

Nguyễn Đình Giảng

1947

75

Đoàn 239

141

Nguyễn Xuân Gồi

1947

75

Đoàn 239

142

Đặng Đình Khoáng

1947

75

Đoàn 239

143

Lê bá Ngôn

1947

75

Đoàn 239

144

Cao Văn Lan

1947

75

Đoàn 239

145

Lê Mạnh Tân

1947

75

Đoàn 239

146

Vũ Danh Chi

1947

75

Đoàn 239

147

Hoàng Bá Duẫn

1947

75

Đoàn 239

148

Đinh Công Thừa

1947

75

Đoàn 239

149

Vũ Bá Chùy

1947

75

Đoàn 239

150

Nguyễn Văn Yên

1947

75

Đoàn 239

151

Lương Viết Dào

1947

75

Đoàn 239

152

Vũ Huy Tôn

1947

75

Đoàn 239

153

Nguyễn Văn Đồng

1947

75

Đoàn 239

154

Nguyễn Thị Phương Hồng

1952

70

Đoàn 239

155

Lê Văn Luận

1932

90

Quân đoàn 1

156

Trần Xuân Hiến

1947

75

Quân đoàn 1

157

Bùi Thế Khuê

1937

85

Pháo binh

158

Trần Đình Tuýnh

1937

85

Pháo binh

159

Nguyễn Văn Thân

1942

80

Pháo binh

160

Đào Quang Nhất

1942

80

Pháo binh

161

Trần Ngọc Mùi

1942

80

Pháo binh

162

Nguyễn Văn Nam

1942

80

Pháo binh

163

Phạm Đình Lộc

1942

80

Pháo binh

164

Nguyễn Chính

1947

75

Pháo binh

165

Đoàn Viết Lan

1947

75

Pháo binh

166

Nguyễn Trọng Bản

1947

75

Pháo binh

167

Nguyễn Hữu Cầm

1947

75

Pháo binh

168

Nguyễn Đức Uyển

1947

75

Pháo binh

169

Nguyễn Thị Hợi

1947

75

Pháo binh

170

Phùng Văn Hạnh

1932

90

PKKQ

171

Nguyễn Công Kim

1942

80

PKKQ

172

Trần Mạnh Toàn

1942

80

PKKQ

173

Đỗ Viết Nghị

1942

80

PKKQ

174

Đậu Trọng Hòe

1942

80

PKKQ

175

Hà Duyên Lý

1947

75

PKKQ

176

Trần Văn Trẩn

1947

75

PKKQ

177

Bùi Ngọc Ngợi

1947

75

PKKQ

178

Nguyễn Văn Tơ

1947

75

PKKQ

179

Nguyễn Thành Đô

1952

70

PKKQ

180

Nguyễn Minh Hồng

1952

70

PKKQ

181

Lê Hồng Vinh

1952

70

PKKQ

182

Nguyễn Quốc Hân

1952

70

PKKQ

183

Nguyễn Duy Thành

1952

70

PKKQ

184

Trương Công Xô

1952

70

PKKQ

185

Phạm Thanh Hương

1952

70

PKKQ

186

Nguyễn Văn Thành

1952

70

PKKQ

187

Trần Văn Nghị

1952

70

PKKQ

188

Đoàn Thị Hùng

1952

70

PKKQ

189

Hoàng Việt Hòa

1952

70

PKKQ

190

Lê Minh Doãn

1937

85

D813

191

Nguyễn Văn Sược

1937

85

D813

192

Cao Quang Trống

1947

75

D813

193

Lê Ái Hùng

1947

75

D813

194

Quý Thanh Tình

1947

75

D813

195

Đào Như Hà

1947

75

D813

196

Nguyễn Sỹ Tĩnh

1952

70

D813

197

Nguyễn Tiến Hòa

1942

80

Hào Nam-T5C

198

Nguyễn Đình Khánh

1942

80

Hào Nam-T5C

199

Lý Thị Liên Nga

1947

75

Hào Nam-T5C

200

Ngô Kim Sách

1947

75

Hào Nam-T5C

201

Phan Tiến Tửu

1947

75

Hào Nam-T5C

202

Nguyễn Đức Thanh

1952

70

Hào Nam-T5C

203

Võ Hữu Ba

1947

75

Hào Nam-T579

204

Đặng Ngọc Soạn

1947

75

Hào Nam-T579

205

Bùi Thanh Bình

1952

70

Hào Nam-T579

206

Hồ Văn Sản

1952

70

Hào Nam-T579

207

Nguyễn Văn Việt

1952

70

Hào Nam-T579

208

Nguyễn Mạnh Hồng

1952

70

Hào Nam-T579

209

Bùi Đình Quế

1952

70

Hào Nam-T579

210

Nguyễn Đình Đãng

1932

90

Gia Lâm

211

Nguyễn Thị Ban

1937

85

Gia Lâm

212

Âu Thị Hải

1942

80

Gia Lâm

213

Lưu Thế Trì

1942

80

Gia Lâm

214

Nguyễn Thị Bắc

1947

75

Gia Lâm

215

Trần Thị Quế Ninh

1947

75

Gia Lâm

216

Đỗ Văn Tuế

1932

90

Tây Hồ 1

217

Vũ Trọng Long

1942

80

Tây Hồ 1

218

Ngô Văn Bàn

1942

80

Tây Hồ 1

219

Trần Xuân Giám

1942

80

Tây Hồ 1

220

Ngô Xuân Chiến

1952

70

Tây Hồ 1

221

Đỗ Văn Hồi

1942

80

Tây Hồ 2

222

Phạm Xuân Bắc

1942

80

Thông tin TCHC

223

Trịnh Ngọc Thành

1942

80

Thông tin TCHC

224

Bùi Quang Thịnh

1947

75

Thông tin TCHC

225

Đào Hữu Học

1947

75

Trung Hòa

226

Trần Ngọc Vinh

1952

70

Trung Hòa

227

Võ Phát

1932

90

Thanh Trì

228

Hà Đình Hiến

1942

80

Thanh Trì

229

Kiều Thế Đấu

1947

75

Thanh Trì

230

Nguyễn Trác Hiền

1947

75

Thanh Trì

231

Nguyễn Minh Hạnh

1947

75

Thanh Trì

232

Nguyễn Ngọc Kỳ

1937

85

Nhân Chính

233

Đào Xuân Mới

1937

85

Nhân Chính

234

Đoàn Minh Chức

1937

85

Nhân Chính

235

Vũ Văn Khải

1937

85

Nhân Chính

236

Lưu Anh Tuấn

1937

85

Nhân Chính

237

Nông Thị Tần

1942

80

Nhân Chính

238

Nghiêm Xuân Dịu

1942

80

Nhân Chính

239

Lã Minh Hoạt

1942

80

Nhân Chính

240

Hoàng Ngọc Oanh

1942

80

Nhân Chính

241

Nguyễn Quang Đạt

1942

80

Nhân Chính

242

Hoàng Đăng Nhâm

1942

80

Nhân Chính

243

Vũ Hồng Đào

1947

75

Nhân Chính

244

Nguyễn Thị Thanh Hằng

1947

75

Nhân Chính

245

Nguyễn Hữu Cư

1947

75

Nhân Chính

246

Phạm Hữu Tuấn

1947

75

Nhân Chính

247

Nguyễn Huy Chín

1952

70

Nhân Chính

248

Trần Đại Phúc

1952

70

Nhân Chính

249

Đinh Xuân Mai

1952

70

Nhân Chính

250

Lê Văn Lịch

1937

85

Láng Thượng

251

Lê Đăng Vành

1937

85

Láng Thượng

252

Nguyễn Thị Na

1937

85

Láng Thượng

253

Lê Duy Doanh

1942

80

Láng Thượng

254

Nguyễn Văn Quyến

1947

75

Láng Thượng

255

Cao Xuân Cường

1952

70

Láng Thượng

256

Nguyễn An Dân

1942

80

Ngọc Khánh

257

Đặng Công Thiện

1942

80

Ngọc Khánh

258

Vũ Trọng Bính

1942

80

Ngọc Khánh

259

Nguyễn Ngọc My

1942

80

Ngọc Khánh

260

Lê Thị Hồng Tư

1947

75

Ngọc Khánh

261

Nguyễn Thị Bình

1947

75

Ngọc Khánh

262

Nguyễn Tiến Hải

1952

70

Ngọc Khánh

263

Phạm Thị Minh Ánh

1942

80

Cổ Nhuế

264

Phan Đăng Khoát

1947

75

Cổ Nhuế

265

Trương Ngọc Quỳnh

1947

75

Cổ Nhuế

266

Đỗ Đức Mậu

1947

75

Cổ Nhuế

267

Đỗ Hồng Khiết

1947

75

Cổ Nhuế

268

Hà Thị Vượng

1947

75

Cổ Nhuế

269

Nguyễn Hữu Dũng

1952

70

Cổ Nhuế

270

Nguyễn Kế Tục

1952

70

Cổ Nhuế

271

Nguyễn Thị Thủy

1952

70

Cổ Nhuế

272

Nguyễn Văn Khoan

1927

95

Ba Đình

273

Nguyễn Duy Trác

1932

90

Ba Đình

274

Nguyễn Sơn Giang

1932

90

Ba Đình

275

Nguyễn Thị Bích

1942

80

Ba Đình

276

Nguyễn Văn Thụy

1942

80

Ba Đình

277

Trần Văn Thực

1942

80

Ba Đình

278

Phùng Văn Thuyên

1942

80

Ba Đình

279

Đỗ Văn Hồi

1942

80

Ba Đình

280

Lê Mạnh Cường

1947

75

Ba Đình

281

Lương Huy Chương

1947

75

Ba Đình

282

Nguyễn Văn Huệ

1947

75

Ba Đình

283

Nguyễn Văn Đỗ

1947

75

Ba Đình

284

Hoa Ngọc Trụ

1947

75

Ba Đình

285

Nguyễn Ngọc Châu

1932

90

P. KHQS

286

Trần Huy Nguyên

1947

75

P. KHQS

287

Trần Minh Cương

1952

70

P. KHQS

288

Đỗ Văn Tỉnh

1952

70

P. KHQS

289

Trần Ngọc Hòa

1952

70

P. KHQS

290

Trần Minh Lực

1947

75

D2 MTTN

291

Nguyễn Duy Chiều

1952

70

D2 MTTN

292

Lê Văn Linh

1952

70

D2 MTTN

293

Nguyễn Văn Hùng

1952

70

D2 MTTN

294

Hoàng Văn An

1952

70

D2 MTTN

295

Lưu Tiền Tiến

1952

70

D2 MTTN

296

Phùng Xuân Tảo

1952

70

D2 MTTN

297

Nguyễn Văn Quý

1952

70

D2 MTTN

298

Đào Phúc Nghĩa

1952

70

D2 MTTN

Tin: Thân Ngọc Thúy

Đăng bởi: Quang Hưng