31/5/17

Cách chữa bệnh mất ngủ cho người cao tuổi không dùng thuốc



Mất ngủ là căn bệnh có thể thấy ở hầu hết người già. Khó đi vào giấc ngủ, trong lúc ngủ hay thức giấc là những biểu hiện rất dễ nhận biết của căn bệnh này. Người cao tuổi có thể bị mất ngủ do tay chân tự cử động vào ban đêm, do bị đau nhức cơ thể bị bệnh xương khớp , do lo lắng quá mức hay do dùng thuốc… Một số loại thuốc Tây chữa mất ngủ thường gây ra tác dụng phụ không tốt nên việc dùng thuốc trị bệnh thường không được khuyến cáo sử dụng cho người già mà những cách chữa mất ngủ cho người cao tuổi không dùng thuốc nên được ưu tiên để giúp các cụ tìm lại giấc ngủ ngon cho mình mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.


 Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi
Theo các nhà nghiên cứu thì bệnh mất ngủ ở người cao tuổi do 5 nhóm nguyên nhân chính dưới đây gây ra:
- Do các bệnh gây mất ngủ tiên phát: Trong giấc ngủ ban đêm một số người bị béo phì thường bị ngưng thở hoặc tay chân tự cử động như một thói quen sinh lý khiến cho người già thức giấc.
- Do nhóm bệnh lý gây mất ngủ thứ phát: Người già mắc các căn bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương… gây đau nhức cơ thể, hoặc bị thiếu máu cơ tim gây đau ngực trong lúc ngủ cũng là nguyên nhân khá phổ biến khiến giấc ngủ của người cao tuổi không được trọn vẹn.
- Do nhóm bệnh lý về thần kinh: Người già nếu thường xuyên có tâm lý lo lắng mà không có người để chia sẻ thì rất dễ bị trầm cảm. Khi mắc chứng trầm cảm các cụ rất khó đi vào giấc ngủ, hay bị thức giấc vào ban đêm và có hiện tượng ngủ ngày nhiều hơn. Theo các nhà nghiên cứu thì có tới 30% người cao tuổi ngoài xã hội và 50% người cao tuổi ở viện dưỡng lão mắc căn bệnh trầm cảm. Ngoài ra các biểu hiện lo âu, suy giảm trí tuệ cũng làm cho người gia hay trằn trọc trong lúc ngủ.
- Do thói quen sử dụng các chất kích thích như uống rượu bia, uống cà phê, uống nước trà , hút thuốc lá khiến thần kinh người già bị kích thích khó đi vào giấc ngủ.
- Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh thần kinh, thuốc chống trầm cảm, nội tiết tố tuyến giáp hay một số thuốc chứa Corticoid có thể gây kích thích thần kinh khiến người già mất ngủ.
Cách chữa bệnh mất ngủ cho người cao tuổi không dùng thuốc
Các chuyên gia y tế khuyên người bị mất ngủ không nên sử dụng thuốc Tây để trị bệnh mất ngủ trước khi chưa áp dụng các phương pháp chữa mất ngủ tự nhiên .Trước tiên người bệnh nên tìm lại giấc ngủ ngon cho mình bằng cách loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh như:
- Từ bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, trà, hút thuốc lá, đặc biệt là vào buổi chiều tối.
- Nên ăn tối trước 6 giờ chiều và không ăn uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ vừa gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ .
- Không căng thẳng, lo lắng quá mức trước khi đi ngủ bởi nó khiến người già không thể tập trung chìm vào giấc ngủ được. Tốt nhất hãy vứt bỏ những lo âu, căng thẳng trong công việc tại cơ quan để đầu óc được thanh thản nhất khi về đến nhà.
 Thói quen uống cà phê khiến nhiều người mất ngủ
- Hàng ngày ngâm mình trong bồn nước ấm có pha chút tinh dầu hoa oải hương cũng là một biện pháp tốt giúp cho đầu óc được thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn
- Bên cạnh các biện pháp trên thì người bệnh có thể tìm hiểu thêm các phương pháp chữa bệnh tự nhiên bằng cây lạc tiên, bằng muối và gừng... cũng là những cách chữa bệnh mất ngủ nhanh nhất đối với nhiều người bệnh.
- Thư giãn cơ thể bằng cách mát-xa hoặc tắm với nước ấm để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Nếu bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường có đủ ánh sáng và sự kích thích trong giờ làm việc để tránh cảm giác buồn ngủ.
Với những cách chữa bệnh mất ngủ cho người cao tuổi không dùng thuốc này rất nhiều người già có thể nhanh chóng tìm lại giấc ngủ ngon cho mình. Tuy nhiên nếu như sau khi đã áp dụng tất cả những cách trên mà bệnh vẫn không được cải thiện thì người bệnh cũng không nên tự ý mua thuốc tây về uống mà hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn loại thuốc chữa mất ngủ phù hợp và ít gây tác dụng phụ nhất.
Theo http://www.camnangsuckhoe365.com
Đăng bởi Quang Hưng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét