Đau
lưng, viêm khớp gối, viêm đường hô hấp, đột quỵ não... là những bệnh người cao
tuổi dễ gặp khi thời tiết chuyển mùa.
Theo
bác sĩ Yên Lâm Phúc, Bệnh viện Quân y 103, thời tiết chuyển mùa là yếu tố tác động
xấu đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi. Sự giảm chức năng hoạt động hệ tim
mạch và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến một số bệnh đặc thù.
Bệnh
viêm khớp gối xuất hiện thường xuyên nhất do thoái hóa xương, hình thành các mấu
xương, gai xương trong khớp gối chèn ép vào màng khớp và gây viêm.
Dấu
hiệu nhận biết là đau khớp gối, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn, nhất là
các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang… Người bệnh ít khi sốt, trong
các trường hợp này, nên vận động chân từ từ, sau một vài động tác sẽ giảm đau
cho khớp.
Cách
điều trị: Có thể dùng một số loại rượu thuốc để xoa bóp nhằm làm tăng lượng máu
lưu thông tại chỗ. Đây là tình trạng viêm vô khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh
là không cần thiết.
2.
Đau lưng
Trong
thời gian chuyển mùa, đau lưng dường như là căn bệnh mãn tính đặc biệt của người
già. Nguyên nhân chủ yếu do thoái hóa xương cột sống, cột sống không còn thẳng
mà bị “còng”. Đau lưng vào những ngày này gây ra hiện tượng khó nằm, khó ngủ, nằm
đau, ngồi cũng đau.
Cách
điều trị: Đối với bệnh đau lưng, biện pháp xoa bóp là hiệu quả nhất. Người bệnh
hãy xoa bóp chính giữa cột sống và khối cơ hai bên ở vùng thắt lưng. Việc sử dụng
thuốc giảm đau tỏ ra công hiệu nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ vì những tác
dụng phụ nghiêm trọng của nó trên người cao tuổi.
3.
Cứng khớp và khó vận động
Cứng
khớp và khó vận động ở người già là do các khớp không tiết đủ các chất nhờn bôi
trơn cho vận động. Đây là dấu hiệu thoái thoá khớp dạng khô khớp.
Biểu
hiện của bệnh là tự nhiên ngủ dậy, không vận động được khớp cổ tay, khó vận động
khớp bàn ngón tay, khớp gối, cổ chân. Người cao tuổi khó thực hiện được các động
tác nhỏ như đi lại, cầm bát đũa.
Cách
điều trị: để giảm mức độ, người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục, đi lại,
phân phối thời gian nằm và vận động hợp lý. Vận động từ từ vào buổi sáng, các
màng hoạt dịch sẽ được tái kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn.
4.
Viêm đường hô hấp
Ở
người cao tuổi, đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp.
Một số bệnh như viêm mũi họng, viêm khí quản phế quản, hẹn, bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính... rất dễ xảy ra đặc biệt ở những người nghiện thuốc lá, thuốc lào.
Biểu
hiện: ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè…
Cách
điều trị: giữ phòng ngủ có một không khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ, không ẩm
thấp vào mùa hè là những biện pháp tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao
tuổi. Khi người cao tuổi có các biểu hiện nghi ngờ, cần đưa ngay đến điều trị tại
các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán chính xác cũng như xác định các bệnh
căn bản kèm theo để có hướng điều trị thích hợp. Thời điểm điều trị càng sớm và
thích hợp thì khả năng hồi phục cũng như giảm đi tỷ lệ tử vong càng nhiều.
5.
Vấn đề về tiêu hóa
Thời
điểm giao mùa, sức đề kháng của cơ thể giảm nên khó chống lại ảnh hưởng của các
vi khuẩn gây bệnh, do đó, hệ tiêu hóa càng bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ loét dạ
dày tá tràng tăng. Các chứng bệnh như đầy hơi, chậm tiêu, hội chứng ruột kích
thích cũng luôn gây khó chịu cho mọi người.
Cách
điều trị: một số bệnh gây rối loạn tiêu hóa khi không cần uống thuốc vẫn có thể
tự khỏi hoặc giảm. Để giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tiêu hóa, nên có chế độ
ăn uống khoa học như đúng giờ, không bỏ bữa, không hút thuốc. Nên loại bỏ khoai
tây chiên và thịt băm viên, chả cá cũng như thức ăn hun khói, thức ăn quá cay,
quá béo, trà và cà phê đặc, sôcôla và tuyệt đối kiêng rượu. Nên ăn các loại thịt
nạc và cá để cung cấp chất đạm cho cơ thể.
Những
người bị táo bón, trong khẩu phần ăn nên thêm khoai lang luộc, canh rau mồng
tơi, rau đay và uống đủ nước hàng ngày. Nếu người già bị bệnh dạ dày thì nên đi
khám bác sỹ kịp thời để được tư vấn và điều trị.
6.
Đột quỵ não
Ở
độ tuổi càng cao, nguy cơ đột quỵ não càng tăng. Đó là do giai đoạn này, hệ mạch
giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, lại hay kèm theo bệnh tăng huyết
áp khi tuổi xế chiều. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm.
Biểu
hiện: người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người.
Trong các trường hợp nặng, người bệnh qụy ngã đột ngột và bất tỉnh.
Cách
điều trị: Khi thấy người già bị đột quỵ cần phải đưa ngay đến bệnh viện. Ngoài
ra, để phòng tránh đột quỵ não, người già cần phải tập thể dục nhẹ nhàng, thường
xuyên. Ăn uống cân đối, đa dạng, hạn chế chất béo. Có một cuộc sống tinh thần
thoải mái.
7.
Bệnh dị ứng
Giao
mùa, thời tiết khô hanh xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn
hoa, bụi bông, lông súc vật, khói... là những tác nhân gây các chứng dị ứng
như: viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản...
Cách
điều trị: Để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Giữ vệ
sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sống sạch sẽ, tinh thần thoải
mái để hạn chế mắc bệnh. Khi người già nghi ngờ bị dị ứng không nên tự ý dùng
thuốc bôi, uống. Cần đưa người già đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.
Bảo
An (tổng hợp)
Đăng
bởi Nguyễn Quang Hưng
0 comments:
Đăng nhận xét