Tác giả : Phạm Viên Thiệu
CCB d813 TT qk Trị Thiên
Thanh sốt ruột nhìn đồng hồ. Đã 4giờ 15 mà mấy người đi lấy dây chưa về.
Chiều yên lặng quá. Con suối nhỏ sau nhà róc rách chảy vào máng nghe rõ mồn một. Thỉnh thoảng một lá báo lại đổ xành xạch. Rừng chiều đến sớm. Vài vạt nắng cuối cùng cũng đang chạy trốn khỏi ngọn cây. Cả vùng yên lặng. Hình như sự yên lặng đang được tích tụ, dồn nén lại, đặc quánh để rồi nổ tung ra cái gì ghê gớm lắm mà người ta đã linh cảm được ở những vùng giáp ranh này. Thanh sốt ruột nhìn đồng hồ. Đã 4giờ 15 mà mấy người đi lấy dây chưa về.
Phương từ hầm đài đi lên. Em uể oải vươn vai, vặn người mấy cái.
-Láng, Điểm chưa về hả anh?
-Ừ.
-Mấy ông tướng sà vào đâu mà về muộn thế.
Nghe Phương hỏi Thanh càng bồn chồn. Vừa bước xuống hầm đài Thanh vừa nói:
-Ừ, nghỉ đi một lúc anh trực cho.
-Tiếng vâng nhẹ nhưng nghe có gì khang khác.
Trời ơi! Vừa mới hôm qua, hôm kia thôi, không phải ! Nhưng cũng rất gần, Thanh được đại đội giao cho 2 cô gái ở cùng một phố Bà Triệu tận Hà Nội vào. Là con trai phố Hiến- Kinh kì thứ hai thật đấy nhưng 20 tuổi đã nhập ngũ rồi vào chiến trường ngay, cái phố Bà Triệu ở tận Hà Nội kia, Thanh chưa bao giờ được đặt chân tới. Phương và Hà đều 19 tuổi. Các em nhập ngũ, được huấn luyện 4 tháng thông tin rồi đi thẳng vào Hương Thủy bằng ôtô. Hôm vào, đứa nào cũng còn một hộp kem xoa Trung Quốc. Da đứa nào cũng trắng hồng hào. Thế mà hôm nay cái Hà đang nằm đắp chăn trên sạp. Cả Hà và Phương đều bị sốt rét quật ngã mấy ngày.
Sáng nay 2 người trong tiểu đội đi lấy gạo…Thanh trực tổng đài, Phương cũng đã nhúc nhắc đi lại. Hai người vừa thay nhau trực máy vừa nấu cơm trưa.
Thanh nhìn Phương. Nó cũng như cái Ngần em gái anh ở nhà. Ngần cũng 19 tuổi , cũng có nước da như trứng gà bóc. Con gái nhà quê làm ruộng mà có nước da ấy là rất hiếm. Mẹ anh thương nó bắt nó lấy chồng nhưng nó không chịu. Nó bảo ở nhà giúp mẹ khi nào anh Thanh đi bộ đội về lấy vợ đã. Ôi thế là Thanh có cả 2 đứa em gái, một ở nhà nuôi mẹ, một ở ngay bên anh cùng anh chiến đấu. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, truyền thống của dân ta là vậy, sao Thanh vẫn thấy thương thương những người con gái mà anh đã gặp trên tuyến đường ra trận.
Có phải thanh niên hôm nay chưa làm hết bổn phận của mình.
Một lần Thanh gặp anh Quynh nguyên là tỉnh đội trưởng một tỉnh miền trung du Bắc bộ. Sau lần chiếc máy bay Mỹ thứ 400 bị bắn rơi trên đất vua Hùng, anh được điều vào làm trưởng phòng dân quân Quân khu. Anh kể: Vợ anh là bác sĩ ở Thái Bình, anh có một con trai và một con gái đã lớn, anh đi công tác là có xe com măng ca. Anh là bộ đội chống Pháp…Hai người cùng nổi lửa, cùng đốt ăng gô nấu ăn trên đỉnh núi mây mù. Nhìn anh, nghe anh kể chuyện, Thanh thấy thương anh. Hình như ở chiến trường không chỉ có riêng Thannh, có những người sung sức như Thanh mà còn có bao nhiêu người luống tuổi dày dạn kinh nghiệm như anh Quynh, bao người vẫn được coi là trói gà không chặt như Phương, như Hà chung sức. Thanh thương anh Quynh ,thương Phương, thương Hà hơn thương cả chính mình. Chính anh đã từng là thầy giáo….
Lại một lá báo đổ. Thanh cầm phích
-Alô, tôi nghe!
-Vâng chưa về thủ trưởng ạ!
-5giờ 15 ạ. Rõ!
-Thủ trưởng cầm máy đợi. Thanh nối máy với P37
-Alô 37 nói chuyện…
5giờ 15, còn nửa tiếng nữa. Láng , Điểm có về kịp không? Ở chiến trường này, cái giờ được báo trước là giờ đinh mệnh, B52 sẽ rải thảm, đánh bom dọn đường cho một đợt lấn chiếm. Hai đợt bom cách nhau 15 phút. Sự báo trước là để phòng tránh bảo vệ lực lượng. Thanh lo cho Láng, cho Điểm, cho cả tuyến đường dây P37, 38, 40. Tuyến nằm trong khu vực dọn đường cho vợ Tổng thống ngụy đi úy lạo binh sĩ vùng này trong chiều nay. Chiều vẫn yên lặng, thỉnh thoảng cửa tổng đài lại đổ…Phương đã ngồi bên cạnh. Da em vẫn xanh, môi còn thâm và khô lắm, sốt vẫn chưa dứt điểm. Chỉ còn đôi mắt, đôi mắt vẫn sáng và trong veo như nước mùa thu, vẫn tinh nghịch nhìn anh như cái ngày anh nhận em về tổng đài. Đôi mắt làm anh ấm áp nhưng nhiều khi làm anh lúng túng lạ thường. Hà cũng đã gấp chăn ngồi dậy.
-5giờ15 à anh Thanh?
-Ừ, thủ trưởng yêu cầu giữ vững liên lạc. Em rửa mặt rồi cùng Phương nấu ăn, Láng Điểm về có cơm ngay khỏi đói. Đường xa chắc hai cậu mệt lắm.
Thanh trực tổng đài, thời gian này không cho phép anh đi đâu xa. Anh nóng ruột đứng lên ngồi xuống, xem lại từng cuộn dây, mấy cái máy lẻ, mấy đôi giày của Phương và Hà. Chiều lặng lẽ đi…Ba người lặng lẽ chờ đợi. Cửa máy chỉ huy lại đổ, Thanh nghe rõ lời động viên của thủ trưởng. Chiều nay sẽ rất khó khăn với tiểu đội. Anh đã dự sẵn tình huống lên đường chữa dây, Phương trực máy. Không còn cách nào khác, cái Hà vừa mới nhúc nhích, được một lúc chưa kịp ăn cơm, cơn sốt lại kéo đến, nó đắp chăn phủ kín kia rồi.
Có tiếng gì ì ầm - B52 đấy! Phương chạy xuống hầm hét to. Bom nổ rất gần, núi rừng rung chuyển làm nhiều cửa tổng đài sập xuống, Thanh thử các đường dây và thở dài. Trong giây lát, Thanh nghĩ đến 15 phút sau, cũng trên tuyến đường này, hàng trăm quả bom đủ loại lại rơi xuống…Thanh nói to nhưng như có gì tắc lại:
- Đồng chí Phương đi chữa dây! Hà vùng dậy:
-Cái Phương vẫn còn sốt!
Hà không muốn Phương đi cũng không dám nói : Thanh là nam giới, là tổ trưởng, Thanh xử lí tình huống nhanh hơn. Nhưng ức nếu Thanh đi thì cái tổng đài 10 cửa 10 đường dây liên lạc này, cái hầm đài này chỉ còn 2 đứa con gái…
5giờ 15, còn nửa tiếng nữa. Láng , Điểm có về kịp không? Ở chiến trường này, cái giờ được báo trước là giờ đinh mệnh, B52 sẽ rải thảm, đánh bom dọn đường cho một đợt lấn chiếm. Hai đợt bom cách nhau 15 phút. Sự báo trước là để phòng tránh bảo vệ lực lượng. Thanh lo cho Láng, cho Điểm, cho cả tuyến đường dây P37, 38, 40. Tuyến nằm trong khu vực dọn đường cho vợ Tổng thống ngụy đi úy lạo binh sĩ vùng này trong chiều nay. Chiều vẫn yên lặng, thỉnh thoảng cửa tổng đài lại đổ…Phương đã ngồi bên cạnh. Da em vẫn xanh, môi còn thâm và khô lắm, sốt vẫn chưa dứt điểm. Chỉ còn đôi mắt, đôi mắt vẫn sáng và trong veo như nước mùa thu, vẫn tinh nghịch nhìn anh như cái ngày anh nhận em về tổng đài. Đôi mắt làm anh ấm áp nhưng nhiều khi làm anh lúng túng lạ thường. Hà cũng đã gấp chăn ngồi dậy.
-5giờ15 à anh Thanh?
-Ừ, thủ trưởng yêu cầu giữ vững liên lạc. Em rửa mặt rồi cùng Phương nấu ăn, Láng Điểm về có cơm ngay khỏi đói. Đường xa chắc hai cậu mệt lắm.
Thanh trực tổng đài, thời gian này không cho phép anh đi đâu xa. Anh nóng ruột đứng lên ngồi xuống, xem lại từng cuộn dây, mấy cái máy lẻ, mấy đôi giày của Phương và Hà. Chiều lặng lẽ đi…Ba người lặng lẽ chờ đợi. Cửa máy chỉ huy lại đổ, Thanh nghe rõ lời động viên của thủ trưởng. Chiều nay sẽ rất khó khăn với tiểu đội. Anh đã dự sẵn tình huống lên đường chữa dây, Phương trực máy. Không còn cách nào khác, cái Hà vừa mới nhúc nhích, được một lúc chưa kịp ăn cơm, cơn sốt lại kéo đến, nó đắp chăn phủ kín kia rồi.
Có tiếng gì ì ầm - B52 đấy! Phương chạy xuống hầm hét to. Bom nổ rất gần, núi rừng rung chuyển làm nhiều cửa tổng đài sập xuống, Thanh thử các đường dây và thở dài. Trong giây lát, Thanh nghĩ đến 15 phút sau, cũng trên tuyến đường này, hàng trăm quả bom đủ loại lại rơi xuống…Thanh nói to nhưng như có gì tắc lại:
- Đồng chí Phương đi chữa dây! Hà vùng dậy:
-Cái Phương vẫn còn sốt!
Hà không muốn Phương đi cũng không dám nói : Thanh là nam giới, là tổ trưởng, Thanh xử lí tình huống nhanh hơn. Nhưng ức nếu Thanh đi thì cái tổng đài 10 cửa 10 đường dây liên lạc này, cái hầm đài này chỉ còn 2 đứa con gái…
Hà òa lên khóc, Phương lặng lẽ xách máy 0743 ra rừng. Thanh chụp cặp tai nghe lên đầu. Đầu anh căng ra, chờ đợi - chờ đợi loạt bom thứ hai hay chờ tiếng của Phương gọi về. Cả hai - một là sự bất đắc dĩ, một là niềm hy vọng. Thanh mong có tiếng của Phương và của đầu dây phía P37. Bom rải dày lại đúng tuyến, chắc chắn dây sẽ đứt nhiều đoạn. Giờ hẹn thông dây không còn nhiều. Bất giác Thanh gọi to:
-Hà dậy trực tổng đài, anh đi với Phương đây!
-Hà dậy trực tổng đài, anh đi với Phương đây!
Cặp tai nghe ném vội xuống bàn. Thanh vụt ra khỏi hầm biến vào trong yên lặng. Đợt bom thứ hai đã nổ, lần này ở xa hơn, phía cuối đường dây nơi mà Phương đang đi tới. Thanh bám theo dây, thỉnh thoảng cặp máy vào để liên lạc. Vẫn chỉ nghe tiếng Hà ở tổng đài. Dây chưa thông, giờ hẹn sắp đến. Thanh lo cho Phương có mệnh hệ gì. Anh lầm lũi luồn rừng nhanh hơn, dũng cảm hơn. Đột nhiên Thanh dừng lại. Anh nhận ra đường dây mới rải. Chưa thấy có hố bom mà sao đã phải thay dây từ đoạn này. Thanh lần theo dây đi tiếp. Cả vạt rừng trước mặt ngổn ngang, hố bom không lớn nhưng dày đặc. Đi thêm được chừng trăm mét Thanh gọi to: Phương ơi! Phương! chưa thấy tiếng Phương, chỉ nghe tiếng rừng vọng lại. Trời càng chiều, Thanh đi vội hơn và cũng gọi to hơn. Kia rồi, Thanh đã nhìn thấy Phương đi từ miệng một hố bom lớn, em đang kéo dây, hình như là những đoạn dây cuối cùng trong guồng dây 500m.
-Phương! Tiếng Thanh như thét lên.
-Anh Thanh! Hết dây rồi, giúp em với!
Thanh không thể tưởng tượng nổi mấy chục phút vừa qua Phương đã làm được những gì, sức mạnh nào đã giúp em luồn rừng, vượt bom, rải lại dây nhanh thế ! Thanh lao đến tìm đầu dây đứt bên kia. Kinh nghiệm cho Thanh hiểu rằng đã là cuối thảm bom thì đầu đứt bên kia sẽ chỉ là cách xa mấy mét. Đây rồi, Thanh đã nắm được đầu dây. Cả Thanh và Phương mừng rỡ kéo 2 đầu dây gần lại. Giờ G đã đến, nghĩa là trong khoảnh khắc, dây sẽ phải khai thông cho P37 nhận lệnh. Lòng Thanh xao xuyến. Dây đã căng, anh đứng lại chờ Phương. Nhưng kìa, Phương cũng không nhúc nhích, em đã rải đến mét dây cuối cùng. Thiếu dây dẫn…Phương mệt mỏi ngồi xuống một thân cây đổ. Bất giác Thanh thấy rùng mình, có một đường điện từ đầu dây P37 chạy qua anh. Tê người nhưng anh vẫn kịp nghĩ như vậy là từ chỗ anh đến P37 đã thông .Công việc bây giờ là nối được dây từ chỗ Phương lại. Nhưng biết làm sao khi thiếu khoảng 2m dây. Không có 2m dây sẽ mất đi một cái gì lớn lao lắm mà Thanh chưa hình dung được. Như hiểu được lòng Thanh, Phương đứng dậy cầm một đầu dây, em giơ tay và gọi:
-Anh Thanh, dây đây rồi!
Thanh hốt hoảng nhưng cũng kịp nhận ra. Anh xoài người nắm lấy tay Phương. Một cảm giác mát lạnh. Cả hai người rùng mình, tê dại. Đã có một dòng điện chạy qua. Một dòng điện thực và một mệnh lệnh thực sự đã thấm qua tim hai người lính - tim của Thanh và Phương để đến đầu P37. Mệnh lệnh ấy đã làm rung chuyển khu căn cứ ngụy. Tức khắc pháo 120mm của ta nổ dồn dập.
Rừng chập choạng tối, nhưng trời như sáng thêm ra vì những ánh chớp của đạn pháo ta nổ ở Bình Điền , Bạch Mã .Thanh nhìn Phương. Em đã rất mệt mỏi nhưng da thì hồng hơn, môi bớt thâm và đang nhoẻn miệng cười. Còn đôi mắt, đôi mắt vẫn sáng và trong veo như nước hồ thu…
Được biên tập và đăng bởi Nguyễn Như Khánh
-Phương! Tiếng Thanh như thét lên.
-Anh Thanh! Hết dây rồi, giúp em với!
Thanh không thể tưởng tượng nổi mấy chục phút vừa qua Phương đã làm được những gì, sức mạnh nào đã giúp em luồn rừng, vượt bom, rải lại dây nhanh thế ! Thanh lao đến tìm đầu dây đứt bên kia. Kinh nghiệm cho Thanh hiểu rằng đã là cuối thảm bom thì đầu đứt bên kia sẽ chỉ là cách xa mấy mét. Đây rồi, Thanh đã nắm được đầu dây. Cả Thanh và Phương mừng rỡ kéo 2 đầu dây gần lại. Giờ G đã đến, nghĩa là trong khoảnh khắc, dây sẽ phải khai thông cho P37 nhận lệnh. Lòng Thanh xao xuyến. Dây đã căng, anh đứng lại chờ Phương. Nhưng kìa, Phương cũng không nhúc nhích, em đã rải đến mét dây cuối cùng. Thiếu dây dẫn…Phương mệt mỏi ngồi xuống một thân cây đổ. Bất giác Thanh thấy rùng mình, có một đường điện từ đầu dây P37 chạy qua anh. Tê người nhưng anh vẫn kịp nghĩ như vậy là từ chỗ anh đến P37 đã thông .Công việc bây giờ là nối được dây từ chỗ Phương lại. Nhưng biết làm sao khi thiếu khoảng 2m dây. Không có 2m dây sẽ mất đi một cái gì lớn lao lắm mà Thanh chưa hình dung được. Như hiểu được lòng Thanh, Phương đứng dậy cầm một đầu dây, em giơ tay và gọi:
-Anh Thanh, dây đây rồi!
Thanh hốt hoảng nhưng cũng kịp nhận ra. Anh xoài người nắm lấy tay Phương. Một cảm giác mát lạnh. Cả hai người rùng mình, tê dại. Đã có một dòng điện chạy qua. Một dòng điện thực và một mệnh lệnh thực sự đã thấm qua tim hai người lính - tim của Thanh và Phương để đến đầu P37. Mệnh lệnh ấy đã làm rung chuyển khu căn cứ ngụy. Tức khắc pháo 120mm của ta nổ dồn dập.
Rừng chập choạng tối, nhưng trời như sáng thêm ra vì những ánh chớp của đạn pháo ta nổ ở Bình Điền , Bạch Mã .Thanh nhìn Phương. Em đã rất mệt mỏi nhưng da thì hồng hơn, môi bớt thâm và đang nhoẻn miệng cười. Còn đôi mắt, đôi mắt vẫn sáng và trong veo như nước hồ thu…
Được biên tập và đăng bởi Nguyễn Như Khánh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét