Hồi ức “Núi
Liên Khình” của đồng chí Nguyễn Quốc Thịnh (nguyên là Trung đoàn trưởng Thông
tin 205) viết về sự hy sinh anh dũng của 2 chiến sĩ thông tin hữu tuyến điện của
Trung đoàn 88, Sư đoàn 308 trong trận Đông Khê - trận đánh then chốt mở màn Chiến
dịch Biên Giới (1950), mở đầu cho thắng lợi giải phóng Cao bằng, mở cánh cửa
biên giới phía Bắc giữa nước ta với các nước XHCN trong cuộc kháng chiến chống
Pháp.
Đại đội pháo
bố trí trên núi Phia Khinh, Bắc-Đông Bắc cứ điểm, nhằm bắn trực tiếp vào đồn địch.
06 giờ ngày
16-9-1950, trận đánh mở màn. Các khẩu pháo đồng loạt nổ súng, xung kích xông
lên đánh bộc phá, mở cửa mở, tiến vào tung thâm. Bị pháo ta uy hiếp, địch không
dám ra phản kích, chỉ gọi pháo và máy bay bắn phá, yểm trợ.
6 chiếc máy
bay Hen-cát lồng lộn, tập trung bắn phá trận địa pháo ta. Được pháo binh yểm hộ,
9 giờ 30 phút, ta xung kích chiếm Yên Ngựa, 10 giờ 30 phút chiếm Phìa Khoa, 21
giờ chiếm Pò Đình và đến 4 giờ 30 phút ngày 17-9-1950 chiếm Cam Phẩy.
Ta dừng tiến
công, tổ chức lại lực lượng.
18 giờ ngày
17-9-1950, ta tiếp tục tiến công.
Các khẩu pháo
ngắm bắn trực tiếp vào đồn địch. Hỏa lực trong cứ điểm pháo và máy bay địch tập
trung bắn phá trận địa pháo. Đường dây điện thoại giữa sở chỉ huy và các khẩu đội
pháo bị đứt. Hai chiến sĩ liên lạc của Đại đội là Liên và Khình phải nhiều lần đi nối dây để bảo
đảm thông tin thông suốt. Trong lửa đạn quân thù, chiến sĩ Liên và Khình đã hy
sinh anh dũng.
Đến 4 giờ 30
phút ngày 18-9-1950, ta chiếm sở chỉ huy của địch, bắt sống tên Đại úy
An-li-úc, chỉ huy Đông Khê và đến 10 giờ ngày 18-9-1950, làm chủ hoàn toàn cứ
điểm Đông Khê.
Sau trận Đông
Khê, địch phải bỏ Cao Bằng. Ta diệt gọn hai binh đoàn của Pháp, bắt sống hai
viên chỉ huy binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sác-tông, thừa thắng ta truy kích giải
phóng Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn.
Sau trận
đánh, để tỏ lòng thương nhớ, anh em Đại đội Pháo đề nghị đổi tên núi Phia Khinh
(nơi Đại đội Pháo bố trí và cũng là nơi hai đồng chí Liên và Khình hy sinh)
thành núi Liên Khình và viết bài thơ:
Liên – Khình trên núi Phia Khinh
Hay chăng có nhớ chút tình chúng tao?
Cùng cầm súng, cùng cầm dao
Cùng ăn cơm nắm, cùng vào đồn Tây
Hôm nay vắng mặt chúng mày
Để súng ai vác, để dây ai truyền?
Chúng tao đôi lúc cũng quên
Nhưng khi nhớ đến lại thương Liên, Khình!
Chúng tao đã biểu đồng tình
“Phia Khinh” thôi gọi, “Liên Khình” đặt tên.
Nguyễn Quốc Thịnh (nguyên Trung đoàn trưởng
Thông tin 205 -
- Cựu chiến binh Trung đoàn 88, Đại đoàn 308)
Được đăng bởi Nguyễn Quang Hưng
0 comments:
Đăng nhận xét