27/12/17

Tin buồn



Chi hội Truyền thống Thông tin phường Cổ Nhuế, Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội vô cùng thương tiếc báo tin:
Đồng chí Trung tá chuyên nghiệp NGUYỄN HỮU CHÍNH
Sinh năm 1954; quê quán: xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ; trú quán: Số nhà 22 ngách 10, ngõ 117 phố Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hội viên Chi hội Truyền thống Thông tin phường Cổ Nhuế, Hội Truyền thống Thông tin Hà Nội; nguyên nhân viên Phòng Xe-Máy, Cục Kỹ thuật, Binh chủng Thông tin liên lạc; đã nghỉ hưu (4/2003).

18/12/17

Hội Truyền thống Phòng Quân lực họp mặt năm 2017

Sáng 17 tháng 12 năm 2017 tại Sở chỉ huy Lữ đoàn 205 Hội Truyền thống Phòng Quân lực phối hợp Phòng Quân lực tổ chức họp mặt các thế hệ công tác tại Phòng.

29/11/17

Tin buồn



Chi hội Truyền thống Láng Thượng, Hội Truyền thống Thông tin  Hà Nội vô cùng thương tiếc báo tin:
Đồng chí Đại tá PHAN NGỌC ĐÔN
Sinh năm 1932; quê quán: Xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; trú quán: Số nhà 18, ngách 25, ngõ 14 Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Trưởng ban Chính sách, Phòng Cán bộ, Cục Chính trị,  Binh chủng Thông tin liên lạc; đã nghỉ hưu.

22/11/17

Đốm trắng trên móng tay "tố" bệnh gì?



Những đốm trắng trên móng tay không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể cho chúng ta biết được một số vấn đề về sức khỏe.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, móng tay có xu hướng phát triển nhanh, dài trung bình 3,5 mm mỗi tháng. Móng được cấu tạo từ keratin - một thành phần protein được tìm thấy trong da và cả tóc. Cấu tạo bộ móng gồm rất nhiều phần: lớp sừng (nail plate) là phần cứng nhất bên ngoài cùng của móng với tác dụng bảo vệ; lớp da bao quanh móng; lớp  da bên dưới lớp sừng, lớp biểu bì...

6/11/17

Chi hội truyền thống Trường Sĩ quan Thông tin gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống



Trong không khí tưng bừng phấn khởi của những ngày đầu tháng 11, tháng kỷ niệm lần thứ 66 Ngày truyền thống Trường Sĩ quan Thông tin (11/11/1951 – 11/11/2017) và tiến tới kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2017), sáng 04/11/2017, tại SCH Lữ đoàn 205, Chi hội truyền thống Trường Sĩ quan Thông tin khu vực Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các hội viên.

Đ/c Vũ Văn Biền - Trưởng BLL chủ trì buổi Gặp mặt

30/10/17

Tin hoạt động của một số đơn vị Binh chủng TTLL



Công ty Thông tin Điện tử Z755 làm chủ nhiều công nghệ quân sự
Đó là một trong những kết quả nổi bật của Công ty Thông tin Điện tử Z755, Binh chủng Thông tin liên lạc tại Đại hội Thi đua quyết thắng (TĐQT), giai đoạn 2012-2017. Đại hội được tổ chức sáng 12/10/2017 tại TP Hồ Chí Minh, với sự tham dự của 101 đại biểu ưu tú, đại diện cho hơn 200 cán bộ, công nhân viên của Công ty.

Đại tá Trần Hữu Thoan, Phó Chính ủy Binh chủng Thông tin liên lạc đã đến dự và phát biểu tại Đại hội

26/10/17

Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi, hãy lắng nghe những lời chân thực nhất



Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi. Chỉ là hiện tại sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc vẫn còn minh mẫn nên ta cảm thấy mình hãy còn trẻ trung mà thôi. Nhưng tới khi thực sự già đi rồi, bạn biết trông mong vào ai đây?

16/10/17

Hội truyền thống Cơ quan Chính trị Lữ đoàn 205 và Trung đoàn 130 họp mặt kỷ niệm 59 năm Ngày truyền thống



Nhân dịp kỷ niệm 59 năm Ngày truyền thống Lữ đoàn Thông tin 205 (23/10/1958-23/10/2017), sáng 14/10/2017, tại hội trường Lữ đoàn 205, Hội truyền thống Cơ quan Chính trị Lữ đoàn 205 và Trung đoàn 130 tổ chức gặp mặt cán bộ, CNV, chiến sĩ  Cơ quan Chính trị qua các thời kỳ.

Đồng chí Trần Đăng Tân - Trưởng ban liên lạc truyền thống Cơ quan Chính trị Lữ đoàn 205 và Trung đoàn 130 chủ trì buổi họp mặt

13/10/17

Ung thư có thể phòng tránh: 9 lời khuyên thiết thực của chuyên gia



Ung thư là bệnh có thể phòng tránh và giảm tỉ lệ mắc bệnh, nhưng nhiều người không để ý điều này.
Càng ngày, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư càng tăng lên đều đặn gây lo lắng cho cộng đồng. Việc phòng tránh ung thư lại chưa được quan tâm đúng mực.
Sau đây là chia sẻ của 3 chuyên gia ung bướu đầu ngành Trung Quốc về phương pháp phòng ung thư hiệu quả, ai cũng có thể thực hiện để góp phần đẩy lùi “đại dịch” này.

10/10/17

Mưa nắng thất thường và cách phòng bệnh đơn giản



Các vùng, miền đều đang có nắng mưa thất thường kèm thay đổi nhiệt độ đột ngột, khiến cơ thể con người nhất là trẻ con, người già, người ốm yếu dễ trở bệnh. Bạn đừng chủ quan sức khỏe của mình trong mùa mưa nắng thất thường này. Dưới đây là những cách phòng bệnh đơn giản tại nhà.

6/10/17

Tin hoạt động Binh chủng tháng 9/2017



Binh chủng Thông tin liên lạc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 623 về công tác hậu cần quân đội
Chiều 27-9, Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 623-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về công tác hậu cần (CTHC) quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

1/10/17

Tin buồn



Hội truyền thống Thông tin Hà Nội vô cùng thương tiếc báo tin:
Đồng chí Đại tá Vũ Chiến Dịch
Sinh năm 1929; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hội viên Chi hội truyền thống Thông tin phường Nhân Chính và hội viên Chi hội truyền thống Phòng Công trình, Hội truyền thống Thông tin Hà Nội; nguyên Trưởng ban Thiết kế Cục Hậu cần, nguyên Trưởng Ban Xây dựng Phòng Công trình, Binh chủng Thông tin liên lạc; đã nghỉ hưu (1983).

26/9/17

Trở về cội nguồn

Đó là chủ đề của cuộc họp mặt lịch sử do Ban liên lạc Hội Truyền thống Đoàn 4 – Trường Báo vụ - Trường HSQ Thông tin tổ chức ngày 17 tháng 9 năm 2017 tại UBND xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang vừa qua nhân kỷ niệm 52 năm ngày truyền thống đơn vị và 50 năm khóa báo vụ 1967 ra trường đi chiến đấu và phục vụ chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

25/9/17

Hoàng Đạo Thúy, người anh cả của Bộ đội Thông tin liên lạc



"Anh đã dành những năm tháng trong cuộc đời trong sáng và thanh bạch của mình cho sự nghiệp cách mạng của quân đội, của nhân dân, của Đảng. Thương yêu đồng chí và đồng đội, gần gũi bạn bè, hết lòng dìu dắt thế hệ trẻ, anh đã hoàn thành sứ mạng trên mọi cương vị…” - Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đánh giá như vậy về cụ Hoàng Đạo Thúy - người đầu tiên áp dụng phương pháp giáo dục hướng đạo và trở thành huynh trưởng của phong trào hướng đạo Việt Nam. Ông cũng đồng thời là người có công đầu trong việc tạo dựng và phát triển Ngành Thông tin liên lạc (TTLL) quân sự và được coi là người anh cả của Bộ đội TTLL...

20/9/17

Binh chủng Thông tin liên lạc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh



Đảng ủy, Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc xác định: Quán triệt, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là nội dung, giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên và hiệu quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Binh chủng.
 Thiếu tướng Ngô Kim Đồng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh chủng

15/9/17

Giữ "mạch máu" thông tin liên lạc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh



Gần như cả cuộc đời binh nghiệp của tôi gắn bó với Bộ đội Thông tin liên lạc (TTLL), trong đó gần 30 năm ở cương vị chỉ huy Binh chủng (1960-1988). Trong thời gian đó, tôi và đồng đội đã tham gia rất nhiều trận đánh, chiến dịch lớn, nhỏ, trong đó có Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Thiếu tướng Hoàng Niệm. Ảnh: Duy Minh

13/9/17

Danh ngôn tuổi già



- Hãy để tuổi của bạn ngày một già đi, nhưng đừng để điều đó xảy ra với trái tim của bạn - Haley.
Hãy để tuổi của bạn ngày một già đi, nhưng đừng để điều đó xảy ra với trái tim của bạn

11/9/17

Truyền thống là nền tảng để tiến lên hiện đại



Đó là khẳng định của Thiếu tướng Khúc Đăng Tuấn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) trong cuộc trò chuyện với Phóng viên Báo Quân đội nhân dân về quan điểm xây dựng lực lượng TTLL trong tình hình mới.
Thiếu tướng Khúc Đăng Tuấn

Tin hoạt động đối ngoại của Binh chủng



Giám đốc Học viện Quốc phòng Ấn Độ thăm Trường Đại học Thông tin liên lạc
Chiều ngày 30/8/2017, Đoàn công tác do Trung tướng Jasjit Singjh Kler, Giám đốc Học viện Quốc phòng Ấn Độ làm trưởng đoàn đã có chuyên thăm và làm việc với Trường Đại học Thông tin liên lạc. Thiếu tướng Khúc Đăng Tuấn, Tư lệnh Binh chủng Thông tin chủ trì tiếp đón, tham dự có các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, lãnh đạo chỉ huy các cơ quan của Nhà trường.

Quang cảnh buổi làm việc

7/9/17

Biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ



Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh gặp chủ yếu ở tuổi trung niên, đặc biệt ở người tuổi cao. Bệnh gây nhiều phiền phức cho người bệnh, thậm chí gây biến chứng, vì vậy cần biết để chữa trị sớm và phòng bệnh có hiệu quả.

6/9/17

Ngồi thiền cùng Tướng Giáp



Trong miền ký ức của ba tôi - nhà văn Sơn Tùng đã có hình bóng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay từ khi còn là học sinh Trường tư thục Vũ Đăng Khoa, thị trấn Cầu Giát.

4/9/17

Hội truyền thống Thông tin Hà Nội họp mặt truyền thống năm 2017



Trong không khí tưng bừng, phấn khởi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chào mừng kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, đồng thời tiến tới kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống Bộ đội Thông tin liên lạc (09/9/1945 - 09/9/2017), sáng 03/9/2017 tại Sở chỉ huy Binh chủng Hội truyền thống Thông tin khu vực Hà Nội đã tổ chức buổi Họp mặt truyền thống lần thứ X.
 Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Như Khánh, Trưởng ban liên lạc chủ trì buổi Họp mặt

1/9/17

Thường trực Ban liên lạc Hội phối hợp với BTL Thông tin kiểm tra công tác chuẩn bị cho buổi họp mặt của Hội năm 2017



Chiều 01/9/2017 tại SCH Binh chủng TTLL, đ/c Nguyễn Như Khánh, Trưởng ban liên lạc cùng các đ/c trong Thường trực BLL đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị cho buổi họp mặt thường niên của Hội sẽ được tổ chức vào sáng 03/9/2017 tại SCH Binh chủng. Về phía BTL Thông tin có đồng chí Thiếu tướng Chính ủy Binh chủng Ngô Kim Đồng và Thủ trưởng các cơ quan Cục Chính trị và Văn phòng BTL.

“Lúc về già mình sẽ…không làm những điều này”



Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt...
 Ảnh minh họa

30/8/17

Tin hoạt động Binh chủng tháng 8/2017



Đảng ủy Binh chủng Thông tin tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5
Sáng 9-8, Đảng ủy Binh chủng Thông tin tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII.
Thiếu tướng Ngô Kim Đồng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh chủng chủ trì Hội nghị

Tự truyện " Nẻo đường " Kỳ 15 ( Kỳ cuối )


                           H19 di chuyển về Tây Ninh

Tết Quý Sửu 1973, chúng tôi ăn ở Viện K50. Ký Hiệp định Paris 27 tháng 1 năm 1973 vào 24 tháng Chạp đủ năm Nhâm Tý. Tháng Chạp đủ, thế thì còn sáu ngày nữa là tết.
Các nhà tiểu đội, bộ phận làm chuồng nuôi cả trăm gà. Mang thùng đạn đại liên lớn xuống kho xúc gạo, xúc ngô mang về gà ăn. Đi rừng làm hai ổ mối đóng cọc vào, làm đoạn cây gánh về cho gà ăn dần. Lúc cho ăn, lấy dao Mỹ phạc cho mấy cái vào ổ mối. Mối con nào con nấy to như hạt gạo, mũm mĩm. Gà con lăn xả vào ăn. Mải ăn, phạc con mất đầu, con đứt đôi.
Suốt thời gian ở Ô Cà Môn, sáng ăn phụ xôi ngô, gọi là ăn phụ chứ ở quê mình nó là quà. Đi chợ, mua xôi ngô gói lá sen về chia cho trẻ con, đứa một nắm. Đàng này ăn phụ mà no, thừa đổ vạc nuôi lợn. Ăn phụ sáng thức ăn hôm thì đĩa cá kho, hôm đĩa muối lạc, hôm thì lạc bom bi, chỉ vậy thôi.

                                                   * * *

Cuối tháng tư năm 1973, viện đang có kế hoạch di chuyển. Nay là giữa tháng, bệnh nhân kha khá cho ra hàng loạt để gọn nhẹ. Tôi đứng đầu trong số đó. Bác sĩ kết luận: Mắt phải thoái hóa hoàng điểm không chữa được.
Sáng đó ra viện đông lắm, mình tôi một đơn vị. Tám giờ sáng mới quyết xong các thủ tục và xuất phát được. Đi qua một bãi trống rộng đến dốc D40. Đi được độ ba mươi phút thì có trận B52 đánh khu vực gần Đầm Lê Phông xối xả. Cách đây độ một tháng, địch lác đác đánh bom, gần đây chúng bắt đầu đánh dữ dội. B52 đánh ít hơn năm 1969 nhưng B57 đánh nhiều về ban đêm. Cừ ào ào một cái là năm, bảy quả bom trút xuống rồi đi thẳng.
Tầm một giờ chiều, tôi đi một mình đến cổng sóc Đầm Lê Phông. Ngay chỗ ngã ba, gặp đoàn xe Zin cả chục cái chuyển quân về đất Việt Nam. Tôi khoác bồng đứng giữa ngã ba. Xe qua rầm rầm, bụi mịt mù. Tôi có cảm giác như chiến sĩ hồng quân, đứng chỉ đường cho những chiến xa Xô - viết phản công phát xít Đức trong thế chiến 2. Không biết mình đọc sách nào, xem bộ phim nào mà bấy giờ gợi lên cảm giác như vậy. Áo quần bám bụi bê bết.
Dò dẫm hỏi thăm đường đi, đến ba giờ chiều mới đến D bộ H19. Chỉ còn anh Liễu tiểu đoàn phó và chục đồng chí ở lại bốc hàng, còn đại quân đã chễm chệ trên đất Tổ quốc rồi. Anh Liễu phân công mỗi hầm hai đến ba đồng chí. Không được tụ tập ăn uống chơi bời. Anh ở với liên lạc Phương. Tôi đến nữa là ba. Các hầm khác chỉ hỏi vọng sang:
- Ra viện về hả?
- Ờ!
Anh bảo tôi uống nước, hút thuốc. Xong anh bảo ăn cơm nguội. Tôi bảo: “Cơm viện trong bồng em đã ăn đâu”. Tôi tách cho anh vỉa thuốc lá, anh khoái.
Anh chỉ đường cho tôi về C1. Đại đội 1 vẫn còn một tổ do anh Võ Thành Tạo, đại đội phó chỉ huy. Anh Tạo mới ở Bắc vào tôi chưa biết, còn anh Phạm Hữu Tạo thì ở từ lâu. Từ D bộ về C1 chỉ ba bốn mươi phút. Đi một mình cũng sợ. Vừa đi vừa hát nghêu ngao để “lên dây cót”: “Em thơ bao nhiêu tuổi đã biết ngồi vót chông?...” Mỗi bài, hát một hai câu.
Tự nhiên có một lính quát làm tôi giật cả mình:
- Yêu đời thế ông? Sáng nay chẳng ở đây mà hát cho át tiếng bom.
- Kệ nó chứ!
- Ông tưởng, khu vực này mấy hôm nay nó đánh vuốt mặt không kịp đấy!
- Tớ là sứ giả của hòa bình, đi đến đâu là hết bom đạn, trở lại thanh bình.
- Xem túi ông có truyền đơn địch không đấy?
Tôi cười khà khà:
- Đây là C1, H19 có phải không đồng chí?
- Đúng, anh là Hay đi viện về có phải không ạ?
- Ờ, đi K50 về.
- Em nghe tên anh hồi còn ở đơn vị, nay mới gặp. Vào đây anh, mình đây rồi. Em là Lê Kháng Địch.
Bộ phận C1 còn trên dưới chục người chỉ có Vũ Lương và Duy Hưng là cũ, còn lại toàn mới chưa quen.
Cậu quát tôi, tự giới thiệu là Lê Kháng Địch ở 128C Đại La, Hà Nội.
Mà cũng hay, chiều đó, tối đó im ắng. Tiếp đến các ngày sau vẫn im. Không biết thằng địch nó sờ đến vùng nào của Campuchia mà tạm buông tha vùng này khá lâu.
Tôi được thể nói phét:
- Các cậu có thấy không? Tớ bảo tớ là “Sứ giả hòa bình” mà lỵ.
Bên này khác chỗ anh Liễu, anh em vẫn sinh hoạt bình thường. Vẫn ăn tập trung, vẫn trà lá, tú lơ khơ, cờ tướng. Ngầm hiểu, Lương là phó chỉ huy phụ trách hậu cần. Lương phân công anh em ra trảng, ra suối bắt cá nấu canh chua cải thiện. Ăn mãi cá khô, thịt hộp, ruốc bông, mắm kem, đậu phộng cũng chán. Vào phum sóc lùng con “sà ke tích tích” (con chó nhỏ nhỏ), con “mon thum thum” (con gà to to) để cải thiện.
Tối không dám đi săn vì B57 hay choảng về đêm. Tuy vậy nằm đây trên dưới chục ngày chờ xe lên đón cũng sốt ruột lắm chứ! Nhất là anh Tạo, còn mình vô sừng sẹo lo quái gì, trúng thì chết, không trúng thì “cuộc đời vẫn đẹp sao”.
Mãi đến chiều 28 tháng 4 năm 1973, anh Tạo mới huy động anh em bốc vác gạo, khí tài, lợn gà lên xe để sáng mai đi sớm. Mang một số lợn nái, gà về đất Việt Nam gây giống. Chiều đó bốn chiếc Zin ba cầu mới tinh lên đón chúng tôi. Mỗi xe hai xế, ăn xong cơm chiều họ ra xe ngủ. Sáng 29, cơm nước sớm để xuất phát, càng sớm giờ nào hay giờ ấy, chứ ở đây như ngồi trên lò lửa.
Anh Tạo phân công: “Tôi ngồi xe đầu, đồng chí Lương ngồi xe thứ hai, đồng chí Hưng ngồi xe thứ ba, đồng chí Hay ngồi xe thứ tư. Tôi trưởng đoàn, đồng chí Hay phó đoàn. Sáu giờ ba mươi phút xuất phát”. Ba xe đi suôn sẻ, đến xe tôi, thế quái nào xế lái một bánh đâm vào cái cây mục đổ nằm bẹp dưới đất từ bao giờ. Nó mục ở ngoài thôi, lõi chắc lắm. Cứ như là cọc của Ngô Quyền đóng trên sông Bạch Đằng ấy. Thủng cả lốp lẫn săm. Hai xế lại thay bánh dự trữ. Lòng tôi nóng như lửa đốt. Xe có ba người, ngồi trên thùng là tôi và hai học viên mới về. Toàn bộ lợn gà để xe này, và ít gạo. Trong lúc thay bánh xe, tôi ngồi không yên, xuống đi đi lại lại quanh đấy. Đồng chí lái xe người Tày Cao Bằng gọi tôi lên xe. Tôi hỏi:
- Xong rồi à?
- Vâng ạ.
- Còn bơm cơ mà.
- Bơm rồi ạ. Thì ra nổ máy bơm tự động.
Khoảng tám, chín giờ, qua một con sông, chẳng biết là sông gì, bỏ ngầm đá, xe đi được, chỗ sâu chỉ ngập nửa bánh. Xế bảo chúng tôi xuống xe qua trước. Xe còn đỗ lại ẩn nấp. Lên bờ bên kia chờ đợi. Xe từ từ bò xuống sông đi qua gần tới giữa. Chiếc OV10 ập đến, tới đỉnh đầu nó vòng lại. Tôi bảo hai cậu chạy đi. Tôi đứng vừa la hét, vừa ra hiệu cho xe dừng lại. Phụ lái ngó hẳn đầu ra ngoài ca-bin ra hiệu cho tôi chạy đi. Tôi chạy thục mạng theo hai đồng chí chạy trước. Vài phút thì cũng gặp cả ba xe nghỉ ở phía trước, xe của tôi thứ tư cũng đến nơi. Hai xế xe tôi xuống ca-bin nói: “Anh ra hiệu dừng lại ở giữa sông không được, nó phát hiện được nó gọi phản lực lên thì xe mình đi đời, còn đứng giữa sông nó đánh chết toi. OV10 quá đầu mình vòng lại mới là lúc nó quan sát chỗ mình”. Đúng là OV10 bay đến đầu vòng lại rồi đi luôn. “Hôm kia sang đón các anh, trên Lộ Đỏ bụi mù, OV10 lảng vảng theo dõi. Khi chúng em qua biên giới nó ập đến bắn điểm. Gọi phản lực đến đánh. Vào rừng le mỗi xe chạy một quãng, mất mục tiêu chúng đánh vu vơ rồi bỏ đi. Sau đó, chúng em phải chạy trong rừng le cháy”. - Các anh tiếp.
Đi trên Lộ 7, xe phóng vù vù. Tôi phân công hai cậu nhìn hai hướng. Thấy máy bay đập chân vào ca-bin báo hiệu để xế tạt vào rừng cao su trú ẩn. Nhưng đoạn trên Lộ 7 an toàn, không lần nào phải trốn. 
Anh Tạo cho nghỉ ở Mi Mốt, xe tôi ở nhờ nhà tầng của Hoa kiều. Xẩm tối, Thính cùng hai đồng chí nữa đi công tác biết tin đến chỗ tôi chơi. Thính mới bổ sung đi công tác tháng nay. 
Ở đó, tôi lại phải tổ chức thanh lý con lợn sề to nhất đem về làm giống sắp chết. Thịt ra ướp muối cho vào thùng đem về đơn vị làm thực phẩm. 
Sáng 30 tháng 4 năm 1973 rời Mi Mốt, đi một giờ nữa là vượt biên giới về đất Việt Nam. Thế là hai năm bảy tháng “tản cư” trên đất Chùa Tháp, nay lại “hồi cư”. Đi trên Lộ Đỏ, xe chạy thoải mái chẳng sợ máy bay nữa, thở phào. Đến một ngã ba xe quặt phải, đi vào đường đất trắng bạc màu gọi là Lộ Trắng. Đi độ ba mươi phút gặp cái suối nước trong xanh có đập đá. Anh Tạo cho nghỉ ở đây, thịt mấy con gà, thổi cơm ăn mừng thoát chết. Về đơn vị là một giờ chiều. Đơn vị cử anh em bốc dỡ hàng cho vào kho. Số anh em mới về tắm giặt nghỉ ngơi. Bốn Zin quay lại Lộ Đỏ về Phòng 3. 
Chiều ấy đơn vị nhộn nhịp, chuẩn bị cho ngày mai 1 - 5 Quốc tế lao động. 

                                                    * * * 

Sau 1 - 5 - 1973, H19 lên cấp Nhà trường, Phòng 3 lên cấp Bộ Tư lệnh Thông tin B2. Tương đương sư đoàn do Đại tá Nguyễn Xuân Thăng làm tư lệnh kiêm chính ủy. Dưới là phòng tham mưu, phòng chính trị, phòng hậu cần, dưới phòng là ban. 
H19 lên cấp nhà trường, dưới là các ban, khoa như ban giáo vụ, ban chính trị, ban hậu cần, ban hành chính quản trị, khoa giáo viên. Số trợ lý bậu sậu thì nhiều. 
Đại bản doanh nhà trường là ở khu vực suối bà Chiêm, gọi là Ngã tư Xe tăng cháy vì chỗ ngã tư đó có cái xe tăng cháy. Đi hướng Nam tới sông Bà Hảo. Đi hướng Tây độ ngót cây số qua Cầu 19 tháng 5 về núi Bà Đen đi Tây Ninh. Đi hướng Đông độ hơn cây số là núi Ông, núi Cậu, qua cầu Bưng Bàn hay còn gọi là cầu Võ Tùng đi hướng Nam là đến Sở cao su Dầu Tiếng. 
Tổ giáo viên cơ công được biên chế về nhà trường, không ở C1 nữa. Khoa giáo viên gồm tổ giáo viên cơ công, tổ giáo viên báo vụ, tổ sửa chữa máy vô tuyến điện. 
Tổ giáo viên cơ công giờ bổ sung thêm Nguyễn Văn Đường, anh ở thị xã Thái Nguyên, gốc ở Ninh Bình. Mới từ Bắc vào, đã rút ngay về tổ giáo viên chuyên phụ trách lớp tập huấn gồm các chủ nhiệm thông tin của sư đoàn, trung đoàn. 
Học viên khóa 4 đã đông, bắt đầu đi vào huấn luyện. 
Anh Nguyên Như Thoan, cán bộ ở Bắc mới vào làm đại đội trưởng. Anh Đào Chắt làm chính trị viên. Tổ giáo viên cơ công thay phiên nhau xuống C1 giảng dạy. Ăn ở tại nhà khách đại đội. 
Từ giữa 1973 đến giữa 1975 chúng tôi gặp khó khăn về hậu cần, ăn chế độ bốn lạng rưỡi một ngày. Trên giải thích là phải cắt tiêu chuẩn của quân đội trợ giúp cho một triệu đồng bào vùng giải phóng. Sau ký Paris đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ít ác liệt nhưng thiếu thốn lương thực. Đơn vị mở hết chiến dịch nọ đến chiến dịch kia tăng gia sản xuất, ngô, khoai, sắn, lúa, rau… Trong tiêu chuẩn bốn lạng rưỡi lương thực nhưng không chỉ gạo mà trong đó có cả độn ngô, độn khoai, độn sắn, độn lạc… 
Đói quá có hôm tôi và Lương đi cắt cỏ tranh về lợp nhà, cắt xong bó gọn mà Việt đói, không gánh về được. Lại nhớ hôm đi qua bãi khoai lang cách đó vào 500 mét, hai chúng tôi đến đào được mấy củ bằng ngón chân cái, đốt lửa nướng, ăn xong mới về được. 
Đất ở vùng này bạc màu, chua, phèn, xấu lắm. Rẫy ngô của D bộ trồng từ tháng 5, khi mới ở Campuchia về mà đến tháng 10 mới thu hoạch, rẫy cũng rộng chừng nửa héc-ta, thế mà chỉ được mỗi bữa ngô luộc. Bắp được vài hạt, bắp chẳng có hạt nào. 
Trong doanh trại, trồng bầu, bí, mướp quanh nhà, bón đổ phân tro vào mới thu hoạch được. Anh em dùng những ống đựng đạn pháo của địch làm ống đựng phân, nước giải tưới rau. Chiều đến các bộ phận nườm nượp đi tăng gia. 
Đơn vị có con lợn ba mươi cân móc, thịt ra lợn gạo, y tá không cho ăn. Nhà bếp tiếc mang làm mắm, mắm ngấu, y tá không cho nấu, phải đổ đi. Tôi và anh Tạo khiêng ra khóm bầu, cách nhà vào 200 mét để bón. 
Thời gian sau dàn bầu lên xanh tốt lạ thường. Cái giàn đã làm khoảng trăm mét ca-rê mà ngọn của nó cứ thuồi ra. Cây và le đẵn sẵn lấy nối ra, ngọn dài đến đâu nối đến đấy. Cuối cùng dàn bầu rộng đến một sào Bắc bộ, tức là 360 mét ca-rê. Chẳng biết tổ giáo viên đã ăn độn bao nhiêu cân, nhưng nộp cho nhà bếp bốn tạ, thù lao cho 800 đồng. Mua được bốn cân bột giặt Vi-sô. Mà phụ cấp của sĩ quan sơ cấp Quân giải phóng là năm trăm đồng miền Nam một tháng. 
Tiểu đoàn, bây giờ gọi là nhà trường phải lập trại tăng gia tận Kà Tum, cách một ngày đi bộ. Sản xuất lúa gạo có đội tăng gia chuyên trách vào 20 người, có cả trâu bò, cày bừa, nông cụ. Các đại đội cũng có rẫy sẵn ở đó. Còn đất ở khu vực gần đơn vị xấu lắm, trồng không được. 
Tôi chỉ huy anh em đi làm sắn trên Kà Tum. Thái phơi khô đóng bao tải, xe chở về ăn độn. 
Thời kỳ làm sắn khô, bộ phận này được ăn no. Sáng ăn sắn luộc, trưa cơm, chiều cơm, đêm làm nồi sắn luộc chấm muối chấp ớt. 
Tháng chín năm 1973 có giờ giảng dạy ở C1, tôi khoác bồng đến ăn ở tại nhà khách đại đội. Mấy hôm trước anh chính trị viên nhà trường giao cho làm chủ hôn một đám cưới. Anh chị trước đây cùng đơn vị, xong anh đi làm Chủ nhiệm thông tin trung đoàn nay về đây tập huấn, có điều kiện tổ chức cưới nhau. Trong thời gian xa nhau mấy năm ấy, nhiều người ngỏ ý dạm hỏi, chị không ưng nên đám cưới anh chị chọn chủ hôn hơi khó. Ban giám hiệu chọn tôi làm chủ hôn. Soạn bài diễn văn “nghinh hôn”, rà đi soát lại, chắt lọc từng câu, từng chữ để khỏi sơ suất. Vì ngoài anh em trong đơn vị gọi là nhà trường, toàn dạng có học thức ra, còn ngót một trăm các quý chủ nhiệm thông tin trung đoàn, sư đoàn, phân khu, và các phái viên của Bộ Thông tin B2 nữa. 
Theo kế hoạch của chính trị viên nhà trường là bảy giờ tối bắt đầu. Chiều ấy mưa to như trút nước. Năm giờ chiều vẫn chưa thấy tôi ở C1 về, phái Lương đi gọi. Đang hướng dẫn học viên tự tu, Lương ngó cổ vào nhà, người ướt như chuột, quát tôi giật cả mình: 
- Ông Hay, ông nhận làm chủ hôn cho đám cưới, giờ này ông vẫn chưa về? 
- Bảy giờ cơ mà! Giờ là 5 giờ 40 phút. Đi bộ độ 6 giờ 10 là có mặt ở nhà, còn 50 phút tha hồ đàng hoàng. 
Lần đầu tiên làm chủ hôn đám cưới, thế cũng làm được. Nhiều chỗ trong diễn văn “nghinh hôn” cả hội trường người dự vỗ tay tán thưởng. Thế mới chết chứ, tín nhiệm, các đám cưới sau này chủ hôn lại “ông Hay”. Như cô Hồng “Lác” lấy anh Võ Tỷ… 
Anh Vương Thiên Uy là giáo viên ở tổ giáo viên báo vụ, hay gắn bó với tổ giáo viên cơ công chúng tôi. Anh phục tổ chúng tôi, toàn người nói năng chững chạc. 
Ai cũng gọi là Uy “Kỳ cục”, người ta gọi cũng có lý. Cái kỳ cục thứ nhất là: cuối 1972 mới vào Nam. Tắm ở suối mặc xà lỏn, cởi trần, vẫn đội mũ đeo sao. Anh em hỏi, anh trả lời: “Để cấp trên đến còn chào!”. 
Cái kỳ cục thứ hai là: Cuối 1973 anh vẫn giữ nguyên si các thứ ở Bắc đem vào như ba lô cóc, võng ka-ki Tiệp, ni-lon tăng ngoài Bắc, mũ cối, giày vải cao cổ… Anh em góp ý, anh trả lời: “Tiêu chuẩn mình là không được đi B. Vì thiếu một sĩ quan lên phép muộn mới líp mình vào. Cho nên quân tư trang không được cấp mà ký mượn quân nhu. Từng cái đã tính ra tiền. Mất thứ gì là trừ tiền thứ ấy. Ví dụ mất bộ ka-ki Tô Châu trừ 20 đồng, cho nên phải giữ cẩn thận, ra Bắc trả quân nhu”. Anh em bảo: “Bị lừa rồi ông Uy ơi, đời thủơ nào lại mượn”. Anh khăng khăng không nghe. Số sĩ quan ở Bắc chỉ dẫn quân vào giao xong ra Bắc. Đợt này chiến trường cần, xin trên cho ở lại làm phục vụ, công tác. 
Cái kỳ cục thứ ba là: Dạo tiếp quản Vũng Tàu, ở Trường Truyền tin của Ngụy. Nước ăn ở đó có vấn đề, nên cả đơn vị bị kiết lị. Anh thủ cái nhiệt kế bách phân, chuyên dùng đo nước mời khách. Ví dụ, có người đến chơi, anh mở nắp phích ra đưa nhiệt kế vào đo, rồi đưa cho khách xem mà rằng: báo cáo anh, nước tôi đủ trăm độ, đau bụng đi ngoài không tại nước tôi đâu nhé!
Cái kỳ cục thứ tư là: Anh làm chính trị viên đại đội, sắm cái máy ghi băng chuyên dùng, để phục vụ cho công tác. Lại ví dụ: lần này sinh hoạt đại đội xong, anh báo trước là lần sau sinh hoạt một giờ chẳng hạn. Anh soạn nội dung sinh hoạt, tự trình bày trước cát-sét, xong căn đồng hồ mở băng nghe. Sẽ xảy ra ba trường hợp: Nếu đúng một giờ thì thôi, chưa đến một giờ thì thêm ý vào cho đủ, quá một giờ thì cắt xén phần nào đấy đi để làm vừa một giờ.
Cái kỳ cục thứ năm là: Có hai học viên trốn học, chuyên đến nhà chính trị viên Uy nương náu. Cứ vào giờ học, đến ngồi chơi uống nước. Anh Uy pha nước chanh đường cho uống, pha mì tôm cho ăn. Một điều gọi các cậu là “thầy giáo”, hai điều “thầy giáo”. Chỗ thân tình từ trên chiến khu, tôi hay lui tới chỗ anh chơi lúc rảnh rỗi. Thấy cảnh đó diễn ra lâu, tôi góp ý, anh còn bao biện:
Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Hai cậu cứ đinh ninh giờ này đại đội trưởng còn theo dõi học sinh trên lớp. Không ngờ giờ đó đại đội trưởng đến nhà chính trị viên. Hai cậu thấy thế phá ra chạy. Anh Uy vỡ lẽ là tiếp nhầm học trò trốn học!
Cuối 1973, như đã nói ở trên là chiến dịch rẫy. Nhà trường lập xưởng rèn, anh Uy có tay nghề thợ cơ khí trước khi nhập ngũ, chọn anh làm thợ cả. Xưởng chuyên rèn cuốc, xẻng, dao quắm, liềm, hái… Tóm lại là sản xuất và sửa chữa nông cụ. Hôm buổi trưa, anh tới rủ tôi đi xem quả bom bảy tấn thối, cách không xa. Hôm nay chúng tôi mới tận mắt nhìn, tận tay sờ cái vỏ quả bom bảy tấn. Công binh ta đã tháo hết, còn vỏ không, nằm chềnh ềnh trên bãi le ngay cửa rừng từ Lộ Trắng vào hiệu bộ. Giống như hai cái lọ thuốc Pê-ni-xi-lin ghép chôn lại với nhau. Hai miệng vỏ quả bom giống như hai miệng lọ thuốc. Đường kính phải đến năm, sáu mươi phân dài cỡ hơn mét. Địch dùng C130 thả bằng dù. Mà dù thả bom bảy tấn, không như dù thả người, thả hàng. Nó là những mảnh dù dày như thắt lưng Mỹ, bản to như ba bốn ngón tay, may lại như võng đay. Ở giữa quả bom có cái đai đeo bằng thép trắng tinh. Anh Uy tháo béng mang về. Tôi giữ cho anh rút dao găm ra xẻo mỗi người một mảnh dù dài một sải về làm dây lưng.
Đã nghe bom bảy tấn từ lâu. Công dụng của nó là đánh vào rừng rậm, nghi là cơ quan của ta đóng ở đó, phát quang một bãi trống rộng, để HU1A đổ quân tức khắc.
Quả này thối, chúng dùng phản lực đánh mấy quả kích cho nổ, nó vẫn câm. Công binh tháo lấy thuốc ra, mới còn cái vỏ, chúng tôi được xem hôm nay. Giữa năm 1970, nó có đánh ở ngã ba Đầm Be. Cách xa bộ phận tôi đi công tác lẻ hôm ấy mấy cây số mà còn ngã ngửa người ra. Khoảng 1971, 1972 chỉnh huấn chính trị, nghe cấp trên phổ biến loại bom CBU, một quả hủy diệt diện tích tám nghìn mét vuông với chiều cao hai mét. Như vậy hủy diệt một thể tích 16.000 mét khối. Chúng mới đánh được ít nơi thì 10 lính đặc công thủy, thiêu hủy hết trong đêm 12 - 12 - 1972 ở kho Thành Tuy Hạ. Bom CBU bấy giờ chỉ kém bom H, bom A và bom N mà thôi.
Cái đai bom bằng thép trắng không rỉ ấy, sẵn có tay nghề rèn, anh Uy chặt một khúc rèn con dao găm sắc như nước, cạo lông chân đi soàn soạt. May một cái bao da đựng nó, lúc nào cũng dắt vào dây lưng con, trừ lúc đi ngủ cởi quần dài mới bỏ ra.
Sau kí Pa-ri, di chuyển từ Ô Cà Môn về đây lại bị đắm mất xà-lan năm tấn gạo ở Mê Kông, đoạn giữa Bến Kết ngược Bưng Dồn. Năm đồng chí áp tải hàng, xà-lan đắm, ba người bơi lạc hướng bị chết đuối, đón dưới dòng, mấy ngày sau mới vớt được xác lên chôn cất. Hai đồng chí bơi đúng hướng, là cậu Tuấn con trung tá Phụng tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc và cậu Chính gốc Ninh Bình, cứ trú ở Gia Lâm. Tuấn là cơ công ở Bắc vào, biên chế ở tổ sửa chữa trên nhà trường, thuộc khoa giáo viên. Tuấn thoát chết về kể lại với chúng tôi: “Người ta bảo Hồng Hà mênh mông, chứ Mê Kông không kém các anh ạ. Em bơi đúng hướng mà vẫn đuối sức. Hết bơi sấp lại nghiêng, hết nghiêng lại ngửa. Đuối sức quá ngửa mặt nhìn trời lần cuối cùng để chết, thì chân chạm đất. Em sướng quá”.
H19 lên cấp nhà trường, không biết là tương đương cấp gì, trên ký chưa ráo mực thì nó đã teo đi. Mà teo đi là đúng, vì hiệp định Pa-ri được ký kết, đường đi vào Nam dễ dàng, trước kia chúng tôi đi bốn tháng rưỡi, tụt tạt như tôi nằm các viện, chín tháng mới đến nơi. Bây giờ đi có mười ngày. Xe đưa các cậu vào chiến trường, quần áo ka-ki Tô Châu, mũ cối, dép râu vẫn mới. Chúng tôi tiếp các cậu ở hội trường, cậu nào cũng trắng trẻo, đẹp trai.
Nhà trường H19 lúc này, các anh như anh Chuyên, anh Thể, anh Đạm, anh Liễu... Nói chung là già yếu được ra Bắc. Các sĩ quan trẻ có năng lực thì ở Bộ Tư lệnh Thông tin B2 hoặc xuống các đại đội. D bộ lúc này gọn nhẹ, có chỉ huy và trợ lý; các chị em có con nhỏ; số ốm yếu thu dung chờ chuyến ra Bắc. Người ăn thì nhiều, người làm thì ít. Các đại đội tăng gia khá hơn, săn bắn khá hơn, họ được cải thiện luôn. Họa có đại đội bắn được con nai trên tạ ăn không hết cho D bộ một đùi, nhà bếp kho mặn ăn dè.
Khoảng tháng 12 năm 1973, tôi được điều sang làm trợ lý chính trị. D bộ năm nay ăn tết kém các đại đội.
Khóa 4 cơ công của C1 ăn tết xong là ra trường. Tuy là trợ lý chính trị, trước là giáo viên nhưng đôi khi bắn được con hoẵng, con nhím cũng đánh “dây thép” lên báo tôi đến cải thiện. Thôi thì “chẳng có, đầu gối phải bò”, bốn mươi phút cũng một mình xách đèn bão đi. Đúng kiểu “Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng”, cũng phải cam chịu chớ sao.
Hôm đón giao thừa, liên hoan bánh kẹo và văn nghệ ở D bộ xong là một giờ đêm. Tôi là trợ lý chính trị, phải chủ trì công việc ấy. Tôi xách đèn bão, thủng thẳng đi C1. Trời tối phải đi hết năm mươi phút. Gần hai giờ mới đến nơi. Cả đơn vị mới đi ngủ. Còn một hai nhà thức. Đi qua một nhà thấy cậu Sửu nằm võng ngủ. Tôi lấy đôi dép đúc đút ngay vào khóm le ria nhà, rồi lên nhà đại đội. Đại đội trưởng Tạo mời tôi ăn tết, rồi ngồi xem anh em đánh cờ tướng, tú lơ khơ. Chừng ba mươi phút, Sửu choàng dậy kêu ầm ĩ. Cả đơn vị kéo đến, mang cả vũ khí, tưởng là biệt kích đột nhập. Hóa ra Sửu nằm mơ cọp vồ, và cứ loay hoay tìm đôi dép đúc. Mọi người nhận định là biệt kích đột nhập thật, vì nó lấy đi mất đôi dép. Ở nhà bên tôi chạy sang, rút đôi dép đúc trong búi le ra, anh em mới tin là Sửu mơ thật.
Lại nhớ cái dạo anh Thoa vẫn còn làm đại đội trưởng, tôi xuống C1 lên lớp. Đêm nằm ngủ mơ, nói một tràng tiếng Tây thật to. Anh Thoa chạy đến thì hóa ra tôi mơ. Thắp ăng-côn ngồi nói chuyện, anh hỏi:
- Anh biết tiếng Tây à?
- Không.
- Thế mơ gì mà nói to thế vậy?
- Tôi nằm mơ, chỉ huy một đoàn thiết giáp, duyệt binh ở Hồng Trường. Đứng trên com-măng-ca mui trần. Giơ tay chào Đại nguyên soái Xít-ta-lin. Đoàn chiến xa đó đi thẳng ra mặt trận đánh nhau với chiến xa phát xít Đức. Sau khi chiến thắng, tôi đi Pa-ri diễn thuyết.
Lúc đấy, tự nhiên thấy đau nhói ở sườn. Tỉnh dậy hóa ra Sửu huých vào đánh thức. Mình vẫn trơ trọi nằm trên võng ni-lon trong một gian nhà không vách lợp lá trung quân, ở đất huyện Tân Biên, Tây Ninh, miền Đông Nam bộ Việt Nam.

                                                     * * *

Ăn tết Giáp Dần 1974 xong, khoảng mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, C1 liên hoan cho anh em khóa 4 ra trường về đơn vị công tác.
Tôi chỉ huy 20 anh em đi làm rẫy D bộ hai mươi ngày. Ở cạnh Cầu 19 tháng 5. Cách một giờ đi bộ, cách C1 vào 20 phút. Anh em mang tăng võng, nồi xoong, gạo, thực phẩm đủ ăn trong hai mươi ngày. Tầm chín giờ sáng qua cổng C1. Tôi bảo anh em để gọn đồ đạc vào ria rừng, để người qua lại không vướng. Rồi cầm đầu bước vào C1 chơi. Anh Đào Chắt làm chính trị viên, quê vùng cam Bố Hạ, hỏi:
- Các tướng đi đâu thế?
Tôi đáp:
- Toàn lính tráng đi làm rẫy, chẳng ai là tướng cả. Thấy C1 liên hoan kéo vào nhậu bậy chơi!
- Tốt, tốt thế mới chân tình.
Mời chúng tôi uống trà xong, tay xách can 20 lít bảo:
- Thì đi xuống nhà ăn!
Tại nhà ăn, anh Đào Chắt nói:
- Có giấy mời thầy, thầy... mà thầy không xuống.
- Thì chả kéo 20 lính đi hộ tống là gì?
- Chiều qua tiếp khách. Sáng nay liên hoan nội bộ có thế, thế... nào dùng ấy.
Chúng tôi xúm vào ba mâm tiệc. Rượu say cơm no. Ra rẫy mắc võng ngủ, tầm ba giờ chiều dậy, gọi là phát rẫy lấy lệ.
Làm rẫy 20 ngày xong về D bộ, được phân công xuống C4 lên lớp cho học sinh báo vụ mới tựu trường, bài: Bản chất và truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam.
Vừa xuống C4 lúc trưa thì chiều anh Xuân gọi điện về làm công tác tử sĩ. Anh Cự quê Hà Bắc vừa hy sinh. Anh Cự vào chiến trường từ 1962, 1963. Hơn chục năm dưới đồng bằng ác liệt. Nay ký Paris anh được chuyển lên chiến khu công tác cùng với anh Độ, anh Ngân. Cấp bậc trung đội bậc trưởng, chức B trưởng một B của C2. Chỗ anh Uy làm chính trị viên, Hoàng Anh làm đại đội trưởng.
Thấy hố bom ngoài trảng cạnh đơn vị, có vết chân bò, nai hoẵng, anh gài mìn bẫy. Gài xong leo lên dốc sườn bò, sỏi đầu ruồi làm anh trượt chân đạp vào dây mìn, chết tại chỗ.

                                                  * * *

Hôm 28 tết Ất Mão 1975, anh Xuân phái tôi đi chúc tết bảy bệnh nhân đang nằm viện, mang bảy cân kẹo bánh, cây A-ra và tám gói chè. Anh em ra viện hết, chỉ còn mẹ con cô Hồng. Chỉ huy viện cũng bận các đơn vị họ đến chúc tết. Thế là trút cho mẹ con cô số bánh kẹo ăn tết. Còn mang cây A-ra, tám gói chè về.
Cháu Việt Hà được gần hai tuổi, bố cháu là anh Đỗ Văn Thành cùng Đoàn 239 với tôi nhà ở Triệu Việt Vương, Hà Nội, nên bố mẹ mới đặt tên con là Việt Hà nghĩa là phố Triệu Việt Vương, Hà Nội. Được, được đấy, có nghĩa!
Anh Thành yêu cô Hồng cỡ từ năm 1971. Không biết là chủ trương của cấp nào mà không cho lính Bắc lấy vợ. Cho nên đơn vị không cho anh chị lấy nhau. Cô sinh cháu, mỗi người lĩnh cái kỷ luật cảnh cáo. Anh Thành còn kéo dài thời kỳ dự bị đảng sáu tháng.
Khi tôi từ viện về ngang đường, tôi gặp Thành, đầu trần đạp xe hớt hải vào viện thăm vợ con. Chẳng cần nói gì đã hiểu nhau, dựa xe đạp nghỉ.
- Mẹ con nó nằm lán nào hả ảnh?
- Lán làm gì có số, cứ vào đó hỏi họ chỉ cho, độ 15, 20 phút nữa là tới.
Bấy giờ đơn vị họ kiểm soát tới mức ngặt nghèo. Về đến đơn vị, những người có chức trách hỏi tôi:
- Có gặp Thành vào viện không? Tôi nói dối là không gặp.
Họ tìm túi bụi, điện đi các đại đội, các trung đội biệt lập và các bộ phận để hỏi.
Tối hôm 28 đó Thành phải làm kiểm điểm để ngày mai thông qua hội nghị liên tịch gồm tổ giáo viên cơ công, tổ sửa chữa máy thuộc khoa giáo viên của nhà trường. Tối 29 tết, chúng tôi lại phải ngồi họp.
Bên này suối là tổ giáo viên và tổ sửa chữa vô tuyến điện, bên kia là trạm xá. Nhà mẹ con cô Hồng lại ở ria suối. Cách chỗ chúng tôi chỉ 15, 20 mét. Đêm đêm cháu Việt Hà khóc, có lần khóc xa xả như xé vải, chúng tôi còn sót ruột huống chi là Thành.
Sống nuôi con đã vất vả, cơ cực, huống hồ, cô Hồng một đèn một bóng trong căn nhà bốn bề không vách nơi ven suối rừng thì vất vả, cơ cực đến dường nào. Đêm khuya thanh vắng, nước suối róc rách, điểm tiếng cú kêu thật não ruột.
Bố gặp con, vợ chồng gặp nhau phải lén lút chứ đâu có đàng hoàng.
Cuối 1974, cô Hồng mang bầu đứa thứ hai, anh Xuân giao tôi nhiệm vụ đến cơ quan huyện Tân Biên nói với gia đình là: “Đơn vị không cho anh chị lấy nhau”. Đạp xe từ sớm, 11 giờ đến huyện gặp cụ thân sinh cô Hồng, bấy giờ làm Trưởng phòng lương thực huyện ở vùng giải phóng. Cụ tiếp tôi niềm nở, hỏi thăm quê quán, gia cảnh. Xong hỏi thăm tình hình Thành.
Cơm nước xong, một giờ chiều đạp xe về. Tối đến báo cáo anh Xuân, tình hình chuyến công cán.
- Báo cáo anh, đến nơi ông hỏi thăm tình hình Thành như là con rể rồi. Anh giao cho tôi nói rõ với gia đình như vậy, không nỡ nói ra!
Anh Xuân chẳng nói gì! Ngồi một lát, tôi cáo từ. Mà sao anh không nói một câu để xem ý ra sao về chuyến công cán của tôi.
Hai hôm sau, tức là họp Đảng ủy và chỉ huy nhà trường xong. Hai người nhận được quyết định lấy nhau.
Cả Hiệu bộ chiều ấy như có luồng sinh khí mới. Lập tức, tốp chặt cây, tốp cắt cỏ tranh, tốp cưa cắt, đục đẽo... Tầm năm, sáu giờ tối, ngôi nhà xinh xinh một gian hai chái đã xong. Ở ngay cạnh tổ sửa chữa vô tuyến điện. Anh em trêu đùa, cô Hồng đáp lại:
- “Thuyền theo lái, gái theo chồng” mà mấy anh!
Hai vợ chồng Thành và cháu Việt Hà được sum vầy, ấm cúng.
Tối đến, anh em cả Hiệu bộ đến chơi, từ anh Tân, anh Xuân là người chỉ huy cao nhất cho đến liên lạc, gác cổng là người có cương vị thấp nhất đều lần lượt đến chúc mừng vợ chồng Thành. Ăn chè, uống trà, hút thuốc lá A-ra.
Đám cưới trong rừng chiến khu có một nồi chè, tút A-ra và gói chè Con Cọp.

                                                     * * *

Ăn tết Ất Mão 1975 xong, tôi lại cầm đầu tốp làm sắn khô ở Kà Tum. Ở cạnh trung đội độc lập do anh Nguyễn Văn Huệ ở Hội Xá, Gia Lâm làm trung đội trưởng. Anh Đông làm B phó. Tôi và anh Huệ đồng hương Hà Nội, quen biết và thân thiện từ 1969, bấy giờ làm trợ lý khí tài. Giờ làm sắn khô, gần anh, buổi tối đến chơi, nói chuyện. Làm được vài hôm thì anh Lê Chí Nguyện lên thay, tôi về gấp công tác. Bấy giờ chỉ thượng tuần tháng ba Dương lịch 1975, Âm lịch chỉ hạ tuần tháng Giêng, qua dân Cà Tum vẫn còn không khí tết.
Khoác bồng về, tạt qua chỗ anh Huệ, anh hẹn cho tôi cặp gà giống. Anh bắt từ bao giờ, cho vào lồng buộc kỹ càng chỉ việc xách đi. Đôi gà cỡ hơn hai cân, xách mỏi tay. Để cái áo rách lót đít lồng, buộc trên nóc bồng khoác, dễ đi đỡ mỏi. Đi bộ cả ngày đường mà xách lồng gà hơn hai cân, ai mà xách được.
Về tới đơn vị thì chiều hôm sau đội chiếu bóng của Bộ tư lệnh về phục vụ bộ phim “Nghêu, sò, ốc, hến”. Anh em thì thích, mấy ông già cán bộ lầm bầm nói:
- Đang rầm rập vào chiến dịch, ta phải chiếu bộ phim chiến đấu, chứ lại mang “Nghêu, sò, ốc, hến” ra để chiếu. Văn hóa, văn nghệ phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của đảng chứ lỵ!
Tôi nghĩ bụng: Ờ, mấy ông già nói chí phải.
Nhà trường thông tin Miền mà chả có gì tiếp khách. Tôi thịt béng con gà giống anh Huệ cho để tiếp khách bốn cậu trung đội xi-nê-ma của Bộ. Còn một con sáng mai họ về Bộ tư lệnh thịt nốt.
Hôm sau sẵn ô tô của đội chiếu bóng, tôi cầm đầu đoàn đi dự Đại hội Chiến sĩ Thi đua của Nhà trường trên Bộ tư lệnh. Đoàn có ngót chục người, Chiến sĩ Thi đua có một, hai. Còn chủ yếu là đội bóng chuyền và “cây” văn nghệ.
Đến ngã ba Lộ Đỏ, rẽ phải về Lộc Ninh, đi được vài trăm mét, gặp một tốp năm, bảy đồng chí chắn xe xin đi nhờ. Tôi không cho, bảo xế: “Đi!”. Có một đồng chí trong tốp họ tức quá nói một câu: “Chúng ta khổ đau nhiều, mà không thương yêu nhau lắm!”
Suốt đường đi từ đó đến Bộ tư lệnh, và cả những ngày dự đại hội, câu đó cứ văng vẳng bên tai tôi. Tôi ân hận quá mà không chuộc lại được. Nhất là bài tổng kết đại hội của đại tá Tư lệnh kiêm chính ủy Nguyễn Xuân Thăng nói về “Chủ nghĩa anh hùng cách mạng”, càng làm dậy trong tôi nỗi buồn canh cánh.
Đại hội gói trọn trong hai ngày xong. Tiện xe của Bộ tư lệnh đi công tác, đưa chúng tôi về tận H19.
Một hai hôm lại có lệnh chuẩn bị đón đồng chí Phạm Niên, Tư lệnh binh chủng Thông tin liên lạc ở Bắc vào thăm và kiểm tra. Tôi phải chuẩn bị băng cờ, khẩu hiệu, trang trí. Cái khoản khánh tiết, câu lạc bộ “cờ đèn kèn hoa” này tôi ngại ghê. May có anh Hùng chính trị viên phó nhà trường lo cho. Nó là sở trường của anh.
Vừa treo xong cái khẩu hiệu ở cửa hội trường “Nhiệt liệt chào mừng phái đoàn Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc vào thăm chiến trường B2” thì đồng chí Phạm Niên đã đến cửa hội trường. Đồng chí tư lệnh phát biểu ngắn gọn độ 10, 15 phút, xong về nhà khách làm việc riêng với chỉ huy, lãnh đạo nhà trường H19.
Một đồng chí cán bộ tuyên huấn nói chuyện thời sự với đông đảo anh em H19, D bộ và bốn đại đội. Chật ních hội trường và còn chủ yếu là đứng ở rừng quanh đó.
Không biết tên, quả anh nói hay thật, đúng là giọng tuyên huấn, nói con kiến trong lỗ cũng phải bò ra. 
Giải tán. Chiều nay nhà trường thịt lợn tiếp khách, khách ăn tiệc, anh em được ăn tươi. 
Tối đến, tốp 5, tốp 7 kéo đến thăm hỏi đồng chí tư lệnh và anh em trong đoàn. 
Trước khi đoàn xe của Bộ tư lệnh đến độ 10, 15 phút, anh Hồ Bắc - Nguyễn Tiến Diệm đã đến trước làm công tác tiền trạm. Sau đó mấy cái com-măng-ca đến. Làm tôi quýnh lên chuẩn bị. 
Tuy biết tên anh Bắc từ 1968, giờ mới gặp. Làm Chủ nhiệm thông tin của vùng Bà Rịa - Vũng Tàu. Ở đó bao năm ê ẩm, sau ký Paris, chuyển vùng lên chiến khu xả hơi. Chưa xếp công tác gì, cứ gọi là trợ lý của Bộ. Tuổi chưa cao, tóc bạc như cước, trông đạo mạo. Cấp hàm Đại úy, đi đâu người ta cứ tưởng là tướng. Vừa xuống cái Hon-đa 90, gặp tôi tay bắt mặt mừng cứ như là bạn nối khố lâu ngày gặp lại. Anh bắt tay tôi: 
- Cậu vẫn ở đây à? - Anh Bắc hỏi tôi. 
- Vâng, anh đi đâu? 
- Tớ dẫn phái đoàn Bắc vào kiểm tra. 
- Thế em phải chuẩn bị. 
- Xong chuyến công cán này, tớ về đây ở với cậu. 
- Được điếu đóm cho anh còn gì bằng. 

                                                * * * 

                      H19 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh 

Nhà trường H19 lúc này chỉ bằng nửa Tiểu đoàn H19 cũ. 
Anh Xuân chủ trì công tác đảng, công tác chính trị, đang trong tuần trăng mật với cô Tư Huệ, dược tá quê ở Bình Dương. 
Anh Hùng chính trị viên phó, người quá hiền lành, ít linh hoạt, bí dì. Anh lính chín năm tập kết ra Bắc chưa vợ. Hễ anh em tán lấy cô nào thì mặt đỏ tía tai. Ăn cơm không dám ngẩng lên. Thế mà tên là Hùng. Sở trường của anh là trang trí hội trường, cắt khẩu hiệu, dán khẩu hiệu nhanh mà đẹp. Anh toàn làm hộ tôi cái đó. Tôi thà chịu vác trăm cân leo núi chứ phải làm cái khẩu hiệu sợ ghê. 
Anh Tân hiệu trưởng, lo công tác huấn luyện. Giờ không huấn luyện, lo khí tài, trang bị cho anh em đi phía trước. 
Anh Thoa, phó hiệu trưởng kiêm tham mưu trưởng, lo công tác đời sống, hậu cần cho hiệu bộ. 
Còn tôi là trợ lý chính trị viên trường. 
Từ trung tuần tháng 3 năm 1975 công việc của nhà trường H19 tôi cáng đáng khá nhiều. Cái xe đạp Vĩnh-cửu trang bị cho là phương tiện đi lại lên Bộ tư lệnh. 
Nay trên điều một tiểu đội đi chiến dịch, mai điều trung đội, ngày kia điều cả đại đội. Tôi lo các thủ tục, nhất là giấy giới thiệu sinh hoạt đảng. Các giấy tờ khác thì làm chung cả tiểu đội, trung đội, đại đội được chứ giấy tờ giới thiệu sinh hoạt đảng, không thể làm chung được. Các cái khác thì liên lạc với Bộ tư lệnh bằng điện thoại được, chứ cả tập giấy giới thiệu sinh hoạt đảng không chuyển bằng điện thoại được, lại phải chuyển bằng xe Vĩnh-cửu. Hoặc mười suất quân trang đầy đủ từ đầu đến chân và cả ngang người nữa, của mười sĩ quan đi Quân quản chẳng hạn, không giao cho quân nhu lo mà lại giao cho chính trị lo mới chết chứ! 
Nhà trường H19 lúc vào chiến dịch khoảng 500 quân thì đảng viên cỡ 300 đến 350 đồng chí. 
Lệnh của Bộ tư lệnh là lúc nào cũng có người trực máy. 
Đầu tháng tư năm 1975, trên điều cả C1 đi phục vụ chiến đấu. Một nửa đi núi Bà Đen, một nửa đi núi Cậu. 
Và cũng đầu tháng tư 1975 khống chế mười sĩ quan có tên sau đây không được đi đâu xa. Đó là: Phạm Hữu Tạo, Vương Thiên Uy, Đào Chắt, Nguyễn Như Thoa, Nguyễn Viết Quyền, Hoàng Anh, Nguyễn Thế Huy, Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Huynh và Trịnh Viết Na. 
Đại đội 1 đi công tác tất. Đại đội trưởng Tạo và chính trị viên Chắt ở nhà với một liên lạc, ba nuôi quân nữ và mấy cháu nhỏ cũng chán. Lâu quá chưa thấy có việc gì nên anh Tạo đi núi Bà, anh Chắt đi núi Cậu thăm anh em. Nhiệm vụ của hai bộ phận này là tải gạo, tải nước cho anh em thông tin từ Bắc vào đang làm việc ở trên núi bận quá, nhiều việc đến nỗi không có thời gian tải gạo nước mà ăn mà uống. 
Tầm 11 giờ đêm ngày 25 tháng 4, nhận điện của Bộ tư lệnh báo là: 10 đồng chí sĩ quan trong danh sách khống chế. 12 giờ trưa 26 tháng 4 có mặt ở Bộ tư lệnh nhận nhiệm vụ. 
Như vậy là chỉ có 13 giờ đồng hồ từ khi nhận được điện, đến khi có mặt ở vị trí công tác. Cự li, đi bộ mất sáu giờ đồng hồ. Tôi điện báo cho các đơn vị: C2, C3, C4 trả lời sẵn sàng. Riêng C1 liên lạc Nguyễn Văn Ngôn báo lên là hai anh đi núi Bà, núi Cậu chưa về. 
Tôi lệnh ngắn gọn: “Lệnh chiến đấu, cho người đi gọi về ngay, ngay bây giờ!”. Tắt máy. 
Ngôn kéo cô Vấn cùng đi đến gặp tôi, lúc đó tôi đang nằm võng đu đưa trực điện thoại. Thỉnh thoảng C2, C3, C4 gọi lên mời liên hoan để mai các anh đi sớm. Riêng C2 gần nhất, anh Uy làm chính trị viên là chỗ thân thiện, kèo nài mà tôi chẳng dám đi. 
Ngôn trình bày: “Đơn vị mình em là nam, ba chị con nhỏ làm sao đi được?” 
- Đây là lệnh chiến đấu, năm giờ sáng mai có mặt để đi Bộ tư lệnh nhận nhiệm vụ. Hai anh ở dạng khống chế cơ mà, sao lại đi xa cách đêm? Thôi thế này: “Cậu đi núi Bà gọi anh Tạo về ngay, vừa đi vừa chạy vậy. Cô Vấn và cô Hưởng xuống C4 nhờ các anh ấy dẫn đi, hoặc chỉ đường cho đi núi Cậu gọi anh Chắt về ngay. Từ C4 đi núi Cậu chỉ một ki-lô-mét thôi. Đây xuống C4 hết 30 phút là cùng. Chỉ cách đó không còn cách nào khác”. 
Cô Vấn bảo: “Để chị Hưởng ở nhà cùng chị Kiều cho đỡ sợ. Hai má con em đi C4”. Khi ấy cháu Võ con cô Vấn mới lên tám, chín tuổi. 
Ngày 26 tháng 4, tôi dậy trước năm giờ. Xếp 10 ba lô con cóc mới tinh trên giường một. Trong đó có hai bộ Tô Châu, hai bộ đồ lót, một màn, một khăn mặt bông. Trên ba lô để một dây lưng Liên Xô dắt K54, bao đạn, bi-đông, dao găm. Trên cùng chụp cái mũ cối Trung Quốc, đính quân hiệu nửa đỏ, nửa xanh. Gầm giường để đôi dép đúc Trung Quốc. Suất của ai có đề tên ở miếng giấy bọc cây thuốc lá A-ra. 
Năm giờ kém, tám đồng chí đã có mặt ở chỗ tôi. Sổ tay đề từng người, ký nhận lĩnh 500 đồng tiền miền Nam bồi dưỡng. Tám đồng chí xuất phát lúc năm giờ ba mươi phút. Từ ấy ruột gan tôi vẫn bồn chồn về anh Tạo, anh Chắt. 
Tầm bảy giờ hai anh đến gặp tôi, mồ hôi nhễ nhại. Anh Chắt lắp bắp giọng cà lăm: “Chúng… chúng…” 
Tôi xua tay, miễn lý do. Nhớ hồi xem phim “Sư trưởng Sa-pa-ep” đầu năm 1970, tôi vận dụng luôn: “Vị trí của người chỉ huy, lúc này ở núi Cậu, núi Bà à?” 
Hai tân thiếu úy sợ cựu chuẩn úy lúc nên này mặt tái xanh! Ký lĩnh bồi dưỡng. Tay các anh ký, run cầm cập, biết là run lẽ khác, tôi cứ để xem sao. 
Tôi lệnh: “Đồng chí Đình và đống chí Tuyên, lai hai anh đi, khi nào gặp tốp trước quay lại. Tôi đã bố trí hai xe đạp Vĩnh-cửu tốt để lai đi”. 
Khi đó hai anh thở phào nhẹ nhõm. Anh Chắt nở nụ cười, đùa tôi: “Ngài điều binh như chuẩn tá chứ đếch phải chuẩn úy!”. 

                                                   * * * 

Ngày 27 - 4 -1975, cả đơn vị rầm rập chuẩn bị đi chiến dịch. 
Theo lệnh của Bộ Tư lệnh, tôi điều hết số còn lại của C2, C3, C4 đi chiến dịch. Số khung còn lại và những người ốm yếu dồn vào hiệu bộ. Riêng C1, đưa cả về hiệu bộ ngay hôm 27, bộ phận thông tin Bắc vào đã xuống núi, không dùng C1 phục vụ nữa. 
Ngày 29 - 4 - 1975, họp hiệu bộ ngắn gọn: 
Anh Đỗ Thanh Tân hiệu trưởng, thông qua danh sách đàn bà, trẻ con, số người ốm yếu ở lại do anh Tân “Điếc” chỉ huy. 
Số thu dung C2, C3, C4 và hiệu bộ biên chế thành một đại đội do anh Tân hiệu trưởng chỉ huy, anh Hùng làm chính trị viên.
Anh Thoa đi Quân quản. Anh Xuân thì Bộ tư lệnh trưng dụng chưa về. 
Đại đội anh Tân, anh Hùng chỉ huy thì đi hướng núi Bà, phát triển chiến dịch về hướng thị xã Tây Ninh. 
Đại đội C1, anh Long làm đại đội trưởng, tôi làm chính trị viên, thì đi hướng Dầu Tiếng, phát triển chiến dịch về Bến Cát, Củ Chi. 
Tối 29 - 4 - 1975, mới xong công việc của hiệu bộ, tôi và anh Long xuống C1 nhận nhiệm vụ. Họp đại đội cấp tốc đọc lệnh chiến đấu. Phổ biến lệnh của Bộ chỉ huy Miền khi vào thành phố. Đọc biên chế trung đội, đại đội, không có cấp phó. Anh Long dùng Ngôn làm liên lạc. Tôi dùng Đình làm liên lạc. Trang bị cho cán bộ đại đội một K54, một ống nhòm, một ra-đi-ô Na-ti-o-na Pa-na-sô-níc “mắt trâu”. 
Đình liên lạc chuyên khoác AK và ra-đi-ô cho tôi. Tôi tín nhiệm Đình vì cho rằng cậu ta thông minh, tháo vát, linh hoạt. Thời kì còn làm liên lạc cho hiệu trưởng Nguyễn Phú Chuyên, hay ngồi ăn cơm cùng mâm với tôi, cậu kể: “Chuyển từ Campuchia về đây. H19 chưa biết Bộ tư lệnh ở đâu. Giao cho em một tuần tìm bắt liên lạc với Bộ tư lệnh. Em cứ định hướng cắt rừng đi, ngày thứ hai cắt đúng vào nhà bếp Phòng hậu cần Bộ tư lệnh. Nghỉ ngơi, hôm sau đi gần một ngày là về đơn vị”. 

                                                       * * * 

4 giờ sáng 30 - 4 - 1975 lệnh xuất phát đi chiến dịch. C bộ có năm người là tôi, anh Long, Ngôn, Đình và Chung y tá. Cả đại đội có tám mươi người chia làm hai trung đội. Học viên bây giờ là chiến sĩ, có đồng chí hàm trung đội bậc phó, trung đội bậc trưởng. Nhiều đồng chí có thể thay thế tôi và anh Long chỉ huy đại đội tác chiến. 
Chúng tôi đi qua cầu Võ Tùng, núi Cậu, núi Ông. Xuôi xuống Sở cao su Dầu Tiếng. 
Cách Sở cao su khoảng một giờ đi đã nghe tiếng súng nổ phía trước. Thỉnh thoảng lại có tiếng súng lớn… 
Một lát sau, súng nổ ran ran. Cao xạ và pháo ầm ầm vang trời. Tiếng 37 ly nghe xé tai! 
Tôi bảo Đình mở đài Sài Gòn nghe. Dương Văn Minh đang kêu gọi binh lính Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng Quân giải phóng. 
Hạ lệnh đơn vị nghỉ tại chỗ, tôi ra lệnh cho Đình xiết một băng AK chỉ thiên mừng chiến thắng. 
Lính tráng anh nào cũng xin bắn mừng chiến thắng. Tôi không cho. 
Anh Long phải ra lệnh: 
- Đồng chí nào có đạn “tăng gia” cho bắn. Tuyệt đối không được phạm vào cơ số đạn chiến đấu. 
Lúc này anh nào cũng báo cáo là có đạn “tăng gia”. Thế là tiếng súng lại vang dậy khắp cả khu rừng cao su. 
Một giờ chiều. Đã đến giờ liên lạc. Mở máy bộ đàm K63 nghe: “Bộ tư lệnh, lệnh cho các đơn vị, đóng quân tại chỗ, chờ lệnh. Phiên sau liên lạc.”. 
Anh Long dẫn hai liên lạc tìm chỗ trú quân. 
Hai giờ chiều, anh Long và hai liên lạc quay về đưa anh em đi tới địa điểm trú quân. Đó là nơi quang đãng sạch sẽ. Ria đồi thấp. Cách bìa rừng cao su độ trăm mét. Cạnh một suối nước trong xanh. 
Lúc này tiếng súng thưa dần… 
Tầm năm giờ chiều ăn cơm. Năm người mâm C bộ đang quây quần trên bãi cỏ chuẩn bị ăn. Bỗng thấy nháy tia chớp, kèm theo là tiếng nổ long trời lở đất. Quan sát về ria rừng cao su, nơi có tiếng nổ phát ra, thấy hai chiến sĩ đang lom khom chạy về. 
Khi ấy, chẳng biết là mảnh bom hay đất sỏi bay qua đầu cứ vù vù, may mà cả đại đội không ai việc gì. 
Thì ra hai cậu lấy quả pháo thối, cho kíp điện vào điểm hỏa. 
Tối 30 tháng 4 năm 1975. Lác đác tiếng súng mừng chiến thắng phía xa xa. 
Toàn đơn vị chỗ thì ngủ, chỗ thì thao thức không ngủ được. Huyên náo chuyện trò. 
Chẳng phải cắt cử canh gác gì cả.

                                                Hết

                                                          Đăng bởi Nguyễn Như Khánh

29/8/17

Tự truyện " Nẻo đường " Kỳ 14



H19 tiếp tục làm nhiệm vụ huấn luyện ( Tiếp theo )
Đầu tháng 9 năm 1972, bỏ căn cứ C35, trung đội tôi “vón cục” lại đại đội, trong đó giáo viên lên đến chín người.
Suốt từ trung tuần tháng chín đến hạ tuần tháng mười, khung nuôi nhau. Bữa nào cũng như ăn cỗ. Chiêu sinh khóa 4 chưa có học viên về, chúng tôi chỉ ăn rồi chơi. Xe đạp sẵn, không chỉ đi gần trong phạm vi H19 còn đi các nơi xa.
Hôm tôi và Sự nuôi quân đi Sa Đao chơi. Đi lạc đến ba bốn giờ chiều, đói tạt vào nhà dân ở dọc đường xin ăn. Họ cho mỗi người cái bánh tét to, ăn xong họ lại lấy quả đu đủ to bằng ấm tích loại lớn bổ ra cho hai thằng ăn. Ở Campuchia có hai loại đu đủ. Loại chín đỏ tươi như màu cờ, loại này trông thì đẹp, ăn nhạt. Loại vàng như đu đủ ở mình ăn ngon.
Thế nào lại gặp tốp Minh, Sáng ở Quân khu 40 đi tải gạo bằng xe đạp.
- Ô, Bủ Hay, sao gặp ở đây!
- Hết khóa, xả hơi đi Sa Đao chơi.
- Tụi này đóng tại đấy đấy!
Thế là Minh vỗ vào bao tải buộc trên gác-ba-ga xe đạp và nói: “Tối nay tìm đến chỗ bọn tôi ăn quýt. Tìm được thì ăn, không tìm được thì nhịn”. Tôi và Sự đi bộ năm giờ chiều đến nơi. Gạo, hai thằng vãi suốt dọc đường cứ theo mà đi sẽ đến, sao lạc được.
Họ chuẩn bị tiệc tùng, cơm no rượu say vào tám giờ tối. Trong lúc uống rượu, tôi có hỏi:
- Đợt tháng 7, tháng 8, chiều hôm ấy chúng tôi đang thực hành sửa chữa máy. Thấy “hai cánh bằng” quần. Tôi ra lệnh: Xách đồng hồ chạy xuống hầm. Sau thấy chúng thả bom ở Sa Đao các ông không “dính” à?
- Ồ, không. Hôm ấy nó đánh vào rừng chuối. Trúng hầm của Tướng Đồng Văn Cống. Tối đó đài địch đưa tin ngay. Nhưng thủ trưởng đã chuyển cách đó hai ngày rồi.
Tầm chín giờ tối chúng tôi chia tay Xưởng thông tin Quân khu 40, đến nhà người quen mà cuối 1970 làm chuối khô để ở nhờ. Thấy chúng tôi đến chơi, dân phố mừng rỡ, hô hét nhau cơm nước cho hai chú. Tôi từ chối, lý do là ăn ở chỗ anh em gần đây.
Về đơn vị được mấy hôm lại đi Sa Đao. Khiêng Nghĩa tiếp phẩm đi viện. Nghĩa làm tiếp phẩm suốt từ đầu năm 1969 đến nay, gần bốn năm, quê Hải Dương, bị bệnh “đái huyết sắc tố”, nó có giống bệnh tiểu đường ngày nay không, tôi dốt nghề y nên không rõ. Người gầy dóc, giờ vãn công việc mới đi nằm viện. Anh Nguyễn Phúc Yên, phó đại đội trưởng trực tiếp chỉ huy. Anh cử sáu người chia làm ba ca cáng đi.
Chuẩn bị lình sình mãi chín mười giờ mới xuất phát được, tầm quá trưa gần đến Sa Đao, đói quá, tôi tạt xuống ria suối có buồng chuối rừng chín lấy ăn. Lúc thường, ăn chát xít, lúc này ngon ngon đáo để. Qua sóc Sa Đao còn hai giờ đồng hồ nữa mới tới viện. Đó là viện lớn của Quân khu 40. Nằm gần khu vực Tăng Cà Xăng, thuộc đất Công Pông Thom. Làm thủ tục nhập viện xong, bảy người thế “mã hồi” đến Sa Đao là năm giờ chiều. Anh Yên hạ lệnh ngủ ở đây, khu vực phía Tây thị trấn. Cách sóc vài trăm mét. Anh em mỗi người một việc: anh nấu cơm, anh mua thực phẩm, tôi nhận luôn cái việc “phóng khoáng” nhất là kiếm rau. Thích đi là để ngắm người, ngắm trời, ngắm đất, ngắm cỏ cây hoa lá. Đến rìa sóc, thấy bãi mướp nhiều quá, cuối vụ quả nó đặc, ăn thơm ngon. Ổi nữa, quả ổi to như nắm tay, đủ loại chín mòng, ương, xanh có cả. Tôi lấy những quả mướp vẫn còn hoa. Xong đánh một bụng ổi. Ôi chao ôi! Ăn xong cứ bóp bụng, ngồi há miệng cho nước dãi trong miệng chảy ra. Bụng co thắt, nôn mửa hết chỗ ổi mới khỏi, sau mới mang mướp về. Bữa cơm dã ngoại ấy, đơn sơ mà ngon. Chỉ có xoong cá tra nấu canh chua, cân thịt nạc xào với đu đủ xanh, con gà thịt chặt rang đằm đặm và xoong mướp bao tử xào. Mâm cơm dã ngoại dọn ra, bảy người ngồi quây quần nhìn nhau, ý trách Thịnh “tư tỏi” đi mua thực phẩm mà không làm một “toong”.
Cậu ta cứ xới xới cái xoong cơm mà chưa xới ra bát nào. Tự nhiên vào trong nhà xách ra một “toong”:
- Bẩm các “đại ca”, có xài thứ này không ạ?
Các đại ca sáng mắt ra. Thịnh rót người lưng bát, nhấm nháp chuyện trò như pháo rang. Xong Hưng lại vào xách ra “toong” nữa. Anh Yên chửi thề:
- Đù me, có bao nhiêu xách tuốt ra đi.
Hưng bẩm báo:
- Tuốt tuồn tuột rồi đấy ạ!
Bảy người hai “toong” là thoải mái rồi. Bữa nhậu cũng lâu. Hết đồ nhắm lại chiên cá khô ăn cơm. Ăn xong tầm chín giờ tối mới nhạt miệng làm sao. Có cậu bảo nhau vào sóc mua chè. Anh Yên bảo:
- Từ sáng đến giờ, các “đệ” đã nhiều công cán rồi, cái này để “mỗ” lo.
Anh lấy dây lưng Mỹ ra nào toong, nào K54, nào tăng ni-lon, nào dao găm và cả túi đựng cơm vắt nữa. Anh mở dây rút ở túi đựng cơm vắt ra, lấy gói chè Con Gà, pha nước uống. Anh lấy “toong” Mỹ ra, ở đít có cái ca. Anh rót nước sôi vào toong rồi hai bàn tay cầm gói chè giơ lên: “Các “hiền đệ” xài mấy ngón?” Anh thì ba, anh thì bốn, tôi bảo: “Năm ạ, thưa hiền huynh!” Đúng năm ngón, anh ướm cả bàn tay vào gói chè, bẻ từ đấy để pha. Số còn lại non một nửa. Sáng sau, chúng tôi ăn cơm phụ rồi về đơn vị. Đi rải rác, tốp hai, tốp ba. Về đơn vị vẫn nghỉ ngơi, quanh bàn trà, nói chuyện phiếm. Từ hôm học viên ra trường, anh Hành cho ăn hai bữa, vào chín giờ sáng và bốn giờ chiều.
Tiếp phẩm Nghĩa đi viện, còn tiếp phẩm Cằn - Lương Văn Cằn, người Tày, thì không năng động, tháo vát, rất máy móc. Đã lâu, bộ phận hậu cần cải thiện, anh Hỏa sai Cằn ra Ô Cà Môn mua con chó 10 ki-lôgam giá 100 Rịa, có con vàng 15 ki-lô-gam chỉ 120 Rịa anh không mua. Quản lý Hỏa tiếc quá lại đạp xe ra bắt. Thế là bộ phận hậu cần lại đút củi vào bếp hầm nước cho sôi để thịt chó!
Một thời gian ngắn, đơn vị được báo tin là anh Nghĩa chết ở viện vì căn bệnh hiểm nghèo. Đến nay tôi vẫn còn nhớ rõ khuôn mặt và dáng vóc của anh: người gầy gầy, không cao lắm nhưng vì gầy nên càng tôn thêm vẻ cao cao của anh. Má hóp, nước da mặt sạm, đi lưng hơi gù, ít cười nói, vẻ mặt lúc nào cũng đăm chiêu khắc khổ.
Khi đi viện, tôi sắp đồ đạc cho anh bỏ vào ba lô con cóc, có hai bộ quần áo quân nhu phát cho màu dở nâu dở gụ, hai bộ đồ lót bằng vải đen, một túi đựng ca, bi-đông, muỗng Mỹ, một tăng, một ni-lon màu cánh gián, một võng, một khăn mặt. Túi cóc đút cái hộp đựng bàn chải, kem đánh răng, hộp dao cạo gò bằng vỏ thùng bom bi.
Khi nhận được giấy báo tử, đơn vị cử người lên viện lấy đồ lưu niệm của anh về, và tổ chức điểm nghiệm quân tư trang, gửi lên ban chính sách phòng chính trị, đưa ra Bắc cho gia đình. Quy trình thì như thế, thời buổi chiến tranh này, đồ lưu niệm có về tới nhà anh được không? Ví như trên đường đi, địch đánh, cháy xe, tài bị sức ép chết thì hỏi ai bây giờ!
Năm đồng chí ở trong ban điểm nghiệm là: Anh Du chính trị viên làm trưởng ban, anh Hành đại đội trưởng làm phó ban, anh Yên phó đại đội trưởng, anh Hỏa quản lý, tôi trưởng bộ phận C bộ. Cái ba lô con cóc đi viện có những thứ tôi kể trên, khi điểm nghiệm còn thêm cái kính râm, tiếp phẩm đi đường cho khỏi bụi và nắng và cái đồng hồ Pôn-giốt quai đen đem từ Bắc vào. Còn cái bồng ở nhà vẫn để trên giá ba lô. Mang xuống mở ra xem thì có cái cặp lồng Liên Xô, con dao găm, quyển sổ tay ghi chép mua thực phẩm hàng ngày.
Cái hòm đạn đại liên của Mỹ loại to, khóa cẩn thận, để trên giường anh nằm, thùng đạn còn mới. Anh em trong đơn vị đứng xem đông. Lúc đồng chí Du trưởng ban quyết định phá khóa hòm.
Mọi người hồi hộp. Thế nào trong số đó chả có người nghĩ rằng, làm tiếp phẩm bốn năm, trong ấy chẳng có mấy chỉ vàng, vài cái đồng hồ Sen-cô…
Một nhát búa vào, khóa tung ra. Mở nắp thùng lên, đổ ra giường. Đó là bộ dụng cụ chữa xe đạp và số phụ tùng mới cũ lẫn lộn. Như nồi, trục, bi, xích, líp, phanh… Chẳng có gì ghi vào biên bản nữa. Tôi là ủy viên thư ký, “boong phi nan” (chấm hết) tại đó. Năm người ký vào vị trí chức danh của mình. Chiếc ba lô cóc, chứa cả chiếc bồng lép kẹp gửi lên ban chính sách. Thùng đại liên loại to cùng bộ đồ nghề xe đạp giao cho tiếp phẩm Cằn.
Nhớ cái đồng hồ, hôm anh đeo cổ tay trái nằm võng khiêng đi viện. Cái hôm 20 tháng 4 năm 1969 bị B52 đánh trùm qua đầu, chỉ có tôi và anh là chui được vào hầm. Xong đợt 1, lên miệng hầm, anh còn lấy ngón tay lau lau mặt kính để nhìn xem, bảo: “Sáu giờ mười lăm phút”.
Giờ đây anh đã ngàn năm an nghỉ trên đất khách quê người!

                                                 * * *

Vào trung tuần tháng 10 năm 1972, một số học trò tựu trường khóa 4 cơ công. Đầu tiên là Dùng ở D bộ xuống. Dùng thì chúng tôi đã quen từ lâu và tường tận cả tiểu sử của cậu ta. Học trò mới mà chúng tôi - cả tổ giáo viên - chả cảm thấy mới. D bộ và C1 kề nhau, lúc nào chả gặp nhau trà lá. Chả biết cậu về H19 từ bao giờ, nhưng từ tháng 1 – 1969, chúng tôi đã thấy ở đó, hết liên lạc trên D bộ lại xuống liên lạc đại đội. Cậu đeo khẩu AK gần quét đất, đầu lúc nào cũng cắt cua một mái. Nếu ở thời chống Pháp, nó liệt vào loại “vẹm” (vẹm tức là Việt Minh). Cậu chiến đấu dũng cảm, linh hoạt. Cậu hay bảo chúng tôi: “Các chú chống càn dở ẹc, đánh nhau thì nhát như thỏ đế ấy”.
Không nhớ chính xác quê đâu, lúc nhỏ cùng ba má sống yên lành. Luật 10 năm 1959, ba cậu bị xử chém. Một thời gian má đi bước nữa. Dùng ở với má và chú dượng. Nhỏ đi chăn bò, bị mất một con, không biết là lạc đàn hay người ta bắt hoặc cọp ăn mất, bị chú dượng trói ở cây giữa rừng cho chết. Bộ phận anh Bằng đi công tác qua, nhá nhem tối vọng lại tiếng trẻ la khóc. Anh Bằng bảo mấy anh em cùng đi ngồi đợi để anh vào xem sao. Đến thì thấy cảnh ngộ vậy, anh rút dao găm, Dùng sợ Việt Cộng giết, xin van rối rít: “Con xin chú, đừng giết con mà tội nghiệp”. Anh lựa cắt dây rừng cho rồi dẫn cậu theo Quân giải phóng. Nhận làm con nuôi. Hai cha con đều là học trò của thầy giáo Hay. Ba Bằng học khóa 2, con Dùng học khóa 4. 
Dùng là cậu bé thẳng thắn, thông minh, nhưng cũng dễ thương lắm. Toàn gọi chúng tôi là chú xưng con. Nghe sao ngọt ngào, đầm ấm. Cuối năm 1972 về chỗ tôi học vừa được hai tuổi quân, Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng nhất, cấp hàm tiểu đội bậc trưởng (tương đương thượng sĩ hoặc trung sĩ), chức vụ liên lạc. Chắc là cái cấp hàm tiểu đội bậc trưởng, các vị chỉ huy mới chịu nhả Dùng ra. Ai dại gì mà nhả con người tài năng, dũng cảm như Dùng. 
Có lẽ do cuộc đời khắc khổ, đứng góc độ sinh học mà nhận xét thì Dùng sinh trưởng chậm. 19, 20 tuổi mà giọng nói the thé như chim hót. 20 tuổi mới vỡ giọng, dạo này nói ồm ồm. Anh Hành không để Dùng ở bộ phận hậu cần mà cũng không để ở liên lạc ”điếu đóm” cho anh, mà là ở tổ giáo viên để chạy khí tài huấn luyện. Thế là bộ phận tôi có mười người là: tôi, anh Hiển, anh Hưng, anh Thịnh, anh Tạo, anh Lương, anh Tỷ, anh Thưởng, anh Tự và Dùng. Anh Thưởng là học viên, cấp trung đội bậc trưởng, học xong giữ lại làm khung, giờ biên chế vào giáo viên, chứ anh không giảng dạy được. Anh là người Mường, huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Xứ sở của mật ong. Huyện mang tên vị thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa người Mường. Anh về tổ giáo viên là có bốn tay súng đi săn, sở trường cả ngày lẫn đêm. Tổ trưởng Tạo, tổ phó Hay lúc này mới lên mặt “công thần chủ nghĩa” với đại đội trưởng Hồ Hành. 
Tự cùng học với chúng tôi từ Trường Sĩ quan Thông tin, cùng đi Đoàn 239. Những năm trước công tác ở các C khác của H19, nay về tổ giáo viên, quê Phú Bình, Thái Nguyên. Anh Tuấn bệ vệ do “phệ”, còn Tư bệ vệ do bản chất. Mặt vuông chữ điền, phúc hậu. Cứ nhìn cái khuôn mặt thì đã đáng chính ủy rồi. Phong thái bao giờ cũng chậm rãi đàng hoàng, cả ăn nói, lẫn đi đứng. Chúng tôi đã gọi ngay từ Trường Sĩ quan Thông tin là Tự “Chính ủy” rồi. 
Giáo viên mười người, hậu cần mười hai người trừ hai nấu bếp còn mười. C bộ mười ba người trừ hai chủ chốt là anh Hành, anh Du còn mười một. Thôi thì mười một bỏ làm mười. Khối lượng công tác chia đều. Cái khoản ăn chia này thì anh Hành sòng phẳng lắm. Tôi phục lăn long lóc. Không có ưu tiên bộ phận nào cả, lính tráng mà ốm của C bộ thì chủ chốt Hồ Hành, Trần Du cũng đi tải gạo, khiêng nai, khiêng hoẵng, ra rẫy lấy rau. Nhìn vào phong thái của đại đội trưởng, chẳng anh nào dám ỷ lại trông chờ. 
Vào hạ tuần tháng 10 năm 1972, chúng tôi cứ ngong ngóng cái ngày 31 tháng 10. Sắp đến, đài của mình nói sa sả ký hiệp định Paris. 
Anh Hành bảo: “Ký hiệp định Paris thì thịt con lợn to nhất tạ hai ăn mừng”. Mỹ ngụy lật lọng. Khí thế xẹp xuống như quả bóng đá căng hết cỡ bị thủng. Sau 31 tháng 10, đơn vị bước vào giai đoạn công tác mới, chưa từng có. Mỗi bộ phận một nửa đi chỉnh huấn để “lên dây cót”, một nửa trồng sắn. Tự ở bộ phận giáo viên được cử đi chỉnh huấn đợt đầu. 
Ngày đầu chúng tôi phát rẫy uể oải. Trông cái rẫy bạt ngàn đã phát ngấy. Chỉ tiêu mỗi người 500 gốc sắn. Vị chi đơn vị 17.500 gốc. Cứ cho là 20.000 cho chẵn và dễ nhớ. Chỉ tiêu của Bộ chỉ huy Miền là vậy, chứ tình hình cụ thể ở vùng này dại gì mà anh Hành cho trồng sắn, trồng ra ai ăn. Chúng tôi chế biến gieo trồng lúa, ngô nếp, lúa nếp, đậu, lạc… 
Chiều xa, thấy đoàn đi chỉnh huấn ở tiểu đoàn bộ về. Chúng tôi hỏi sốt sắng: “Tình hình sao? Sao?”. Tự “Chính ủy” giơ tay như phát biểu, đủng đỉnh trả lời: “Con lợn tạ hai của chúng ta vẫn cứ phải chết!”. Một số anh em chậm hiểu ngơ ngác. Tôi giải thích: 
- Ý của “Chính ủy” nói là: khả năng ký hiệp định Paris vẫn còn. 
Chúng tôi vác dao quắm, cùng đoàn chỉnh huấn về cứ. Tối đó khí thế lại nhen lên. 
À quên chưa nói, vừa rồi chúng tôi có chuyển cứ sang bên kia rẫy dạo thiêu cụ bà Việt kiều. Cách cứ cũ và D bộ cỡ 10 phút. Đó là cứ của Phòng 6 (phòng quân huấn và địch vận thuộc Cục tham mưu) bỏ từ giữa năm 1971 về khu A. 
Tốp tôi có bốn người đi tập huấn máy thông tin ở khu A, thời gian ba tuần. Cứ cho là một tháng cả đi lẫn về. Tôi tất nhiên là phụ trách rồi. Nhân viên có Tự “Chính ủy”, Thính “Văn nghệ” và Vấn “Kít-sinh-gơ”. 
Thính học viên khóa 2, học xong bổ sung tổ sửa chữa máy của tiểu đoàn. Quê Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Học sau tôi hai lớp ở cấp 3 Trần Phú. Người có tài văn nghệ, hát hay, học giỏi, tán chuyện khéo, nên gọi là Thính “Văn nghệ”. 
Đào Vấn là người ở tổ sửa chữa máy của tiểu đoàn bộ, chuyên “chữa cháy”, tức là chỗ nào cần, ấn anh vào là xong ngay. Đi tiền phương, chiến dịch xong đợt lại về D bộ H19. Ở H19 từ 1968. Khi học chính trị phát biểu dài. Sinh hoạt đơn vị, họp chi bộ phát biểu mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát. Đôi khi gợi ý lái người chủ trì hội nghị trong lúc bí, chưa có hướng giải quyết. Năng lực làm công tác chính trị, công tác câu lạc bộ miễn chê. Nói năng hùng biện. Nên anh em đặt cho là Vấn “Kít-sinhgơ”, quê Văn Lâm, Hưng Yên. 
Nhiệm vụ tập huấn lần này là học hai máy mới là 81 và 884. Học lý thuyết ở ban kỹ thuật, thực hành sửa chữa ở Xưởng 35. 
Cuối tháng 11 chúng tôi xuất phát. Từ Ô Cà Môn xuống Bưng Dồn hết một ngày đi bộ. Anh Năm Quỳnh phụ trách trạm an dưỡng Bưng Dồn kiêm trạm giao liên nội bộ Phòng 3. Anh lính chín năm tập kết ra Bắc. Từ khi có Luật sĩ quan 1958 anh được phong hàm Đại úy, nay vẫn vậy. Trông dáng vóc diện mạo anh, ai cũng bảo là tướng. Dân Miên gọi anh là “lục thum” chính hãng. Đã lâu anh đóng vai nhà tư sản, buôn bán với tư sản Miên và Hoa. Tỉnh lỵ Công Pông Chàm, thủ đô Phờ Nông Pênh, Xiêm Riệp, Bát Tăm Băng, Xi-ha-núc Vin… anh đều thông thổ. Móc nối mua vật liệu vô tuyến điện cho thông tin và các thứ khác cần cho Quân giải phóng cũng là anh. Anh là quân của nhà đại tư bản trung tá Hoàng Phương. Sau đảo chính Xi-ha-núc, anh về nước. Chưa bố trí việc gì, tạm làm trưởng an dưỡng ngót hai chục người. Bốn chúng tôi đến, anh Quỳnh mừng. Nài chúng tôi ở lại vài ngày để trạm có việc. Kịp cho huấn luyện, tôi chỉ để anh em nghỉ một ngày thôi. 
Bây giờ mới được tiếp xúc với anh Năm, chứ tiếng tăm thì đã biết từ khi mới đặt chân đến K48. 
Anh đang nói chuyện thì cậu y tá đến, anh bảo: “Thằng con nhà Miên hôm qua đến cấp cứu hơn 43 độ C nó lại chả chết”. Y tá trưởng vặn lại bác không biết chuyên môn: “Làm gì có 43 độ hả bác?” 
- Thế thủy ngân trên vạch đỏ thì chẳng 43 độ là mấy. 
Xong anh bảo: 
- Cơm nước sớm để tối nay xem bộ phim “Trung đội trưởng Cao Sơn”. 
Y tá vặn lại: 
- Trung đội phó Cao Sơn chứ bác! 
- Đù me, cô ta đi theo quân giải phóng bao nhiêu năm mà không lên được một cấp à? 
Chúng tôi cười và bảo: 
- Bác hài hước quá! 
Tôi lại dùng từ: 
- Bác Năm nói “trào phúng” quá. 
- Ờ, cậu bảo tớ nói “trào phúng” cũng được. 
Bác kể tiếp: 
- Anh Hoàng Phương nằm viện Phờ Nông Pênh, mấy bác sĩ người Pháp nó bảo: “Thưa ngài, có lẽ răng của ngài đánh bằng nước suối thì phải”. Rồi bọn tư bản Miên ở Xi-ha-núc Vin nó bảo tớ: “Sao phu-li của các ông chăm làm thế”. Tớ bảo: “Cứ cho nó ăn no, không đánh nó là nó chăm làm”. 
Sáng hôm sau nữa, ăn phụ bánh cuốn. Mỗi người nắm cơm chính và thức ăn. Anh Lê Chí Nguyện đưa xuồng máy ngang sông sang bên Cô-xi-ma, chứ làm gì chúng tôi có tiêu chuẩn đi suốt. 
Một số quân nhân Miên, chiều hôm kia gặp nhau trên đỉnh dốc Bưng Dồn, hôm nay cũng qua sông, anh Nguyện cho đi nhờ.
Đi phía bờ Nam Mê Kông ngược dòng về Sa Lông. Lúc chuyển lên đây đi xuồng máy, giờ đi bộ có dịp ngắm cảnh dân chúng làm lụng, sinh hoạt ở lưu vực Mê Kông. Thỉnh thoảng lại gặp một nhà thờ của dân Chàm to lắm. Họ đi đạo Hồi. Tầm quá trưa, nghỉ tại sóc người Chàm, nhờ nhà dân ăn cơm chính. Một số cô gái trẻ người Chàm đến trêu đùa chúng tôi:
- Giải phóng Việt Nam có ăn khế không?
- Có chứ!
Thế là các cô khều cho vài quả, hỏi:
- Không sợ dân Chàm bỏ thuốc độc à?
- Sợ gì! Thế là các cô khúc khích cười.
Một ông già cỡ 50 tuổi, xách tích nước chè xanh cho chúng tôi uống. Ông rót một chén uống trước. Ông ngồi nói chuyện:
- Dân Chàm, dân Việt, Khơ Me, Hoa cũng có người tốt, người xấu.
Tụi Lon-non, tụi Sài Gòn nó cứ tuyên truyền dân Chàm xấu để chia rẽ, hay ám hại Quân giải phóng. Thực ra chỉ số ít bị kẻ xấu mua chuộc mà thôi. Đa số dân Chàm vẫn quý mến, giúp đỡ Quân giải phóng. Tôi thấy đa số Quân giải phóng ngại tiếp xúc với dân Chàm. Dân Chàm không ăn thịt lợn là tập tục của người Chàm, cũng như người Việt, người Hoa, người Khơ Me không ăn thịt chó là tập tục của họ.
Tạm biệt ông ra đi, chúng tôi vẫn cứ tấm tắc khen ông già Chàm mà am hiểu, giác ngộ đáo để. Đi tiếp, ba giờ chiều chúng tôi đi qua một nhà ở ria đường. Chị người Miên để đứa bé trong lòng, còn đứa nhỏ ba bốn tuổi ngồi xổm xem mẹ cắt tiết gà. Một chân chị dẫm lên hai chân con gà trống to tướng phải đến ba cân. Một tay quặt đầu xuôi với cánh, một tay cầm con dao bài cắt tiết.
Thấy chúng tôi đi qua chị cho. Thính quay lại lấy. Chị bảo là gà rù, cắt tiết cho nó ngon thịt. Đúng là chỉ chảy được ít tiết ra sân đất.
Thính xách hai chân con gà chết. Khéo sao khi chết, cổ nó lại cong quặp vào bụng. Đi bên bờ sông Mê Kông mùa này lộng gió, lông cổ nó sược lên bay lất phất. Chẳng mấy ai để ý biết nó là gà chết. Dân ở bên nào đông, Thính lại đổi tay về bên ấy. Có nhã ý là khoe Quân giải phóng ăn sang. “Có bốn người mà mua con gà to thế!”.
Gặp một tốp ba bốn cô Hoa kiều đi xe đạp cùng chiều, đến gần cậu dí cái mỏ gà vào đùi một cô. Khiến cô ta xấu hổ đỏ mặt. Mấy cô kia khoái chí cười, nói là: “Mon khăm” (Gà cắn).
Thính đưa gà tôi cầm. Ba người vào mua những thứ cần thiết. Tôi chẳng mua gì, còn dành tiền mua thuốc lá. Thính thì chủ yếu là tán những cô bán hàng. Ngoài vấn đề học giỏi, văn nghệ cừ, anh bạn vừa là học trò, vừa là đồng môn trường tỉnh của tôi, có vẻ hay “của nếp”. Mua hàng lâu ơi là lâu, ngồi chờ sốt cả ruột. Tôi vào xem sao, thì ra Thính vẫn cầm bánh xà phòng ngắm nghía chỗ chuột gặm. Hai cô bán ở quầy đó có vẻ là Hoa kiều lai, trông xinh xắn nhất. Thính cứ: “Khăm, khăm…” (Cắn, cắn...). Hai cô đổi bánh khác. Không nghe mà bảo là “cần đo khăm xà bu” (Con chuột cắn xà bông). “Cần đao” thì cậu lại nói là “cần đo”. Bấy giờ Thính cùng hai cô nhoẻn nụ cười tủm mới chịu đi.
Khoảng hơn năm giờ chiều chúng tôi đến trạm giao liên. Trạm nằm ngay bên kia cửa sông nhánh đổ vào Mê Kông, chỉ rộng 15, 20 mét, không có cầu, phải đi đò. Lên đò là vào trạm, chỉ có ba nhân viên. Chúng tôi có bốn người, ở chung với trạm, không phải lên nhà khách.
Sáng ra, đi chừng hai tiếng, coi như đã ngớt bụng. Tôi dắt anh em vào quán hủ tiếu của người Hoa. Chủ quán hỏi: “Các chú ăn phở lạt hay phở xào?” Tôi bảo: “Chúng tôi ăn phở lạt”.
Ông làm cho bốn tô phở bò. Ăn xong trả tiền, ông không lấy.
Suốt bờ Nam Mê Kông đi ngược dòng, mùa ấy đúng độ dân nấu đường thốt nốt. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp một lò. Ngồi nghỉ mỗi người làm nửa ca Mỹ, lúc đi nửa ca nữa. Một dãy mấy cái vạc to họ đun, chúng tôi múc uống ở vạc mới đun, chứ những vạc gần thành đường uống khé cổ.
Đến thị trấn Sa Lông lúc chiều tà, nó là thị trấn huyện lỵ của huyện Sa Lông, to như thị trấn Mi Mốt, nhưng đẹp hơn, có nhà máy giấy ở trên bờ sông. Dạo ở phum Thơ Mây, Hưng chỉ huy anh em đi lấy giấy ở đây. Nếu không bị thiêu ở Bến Kết thì tha hồ mà dùng mấy năm mới hết.
Chúng tôi đến ở nhờ nhà quen ở xóm Việt kiều mà dạo cuối 1970 di chuyển lên đây đã ở nhờ. Dân xóm thấy chúng tôi đến vui mừng. Hỏi chuyện tíu tít, hỏi thăm những người quen. Các nhà hùn lại làm cơm thết chúng tôi bữa tối ấy. Cơm xong ngồi nói chuyện đến khuya mới giải tán. Dân có ý trách, từ ấy đến nay không ai lai vãng đến chơi. Tôi cũng bày tỏ để dân thông cảm vì ở xa, cách đây mấy ngày đường. Dân cũng cho biết, trận càn 1971. Từ ấy dân Miên và Hoa Kiều ghét người Việt. Nguyên do là: trận càn 1971 sang Campuchia do trung tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy. Các xe thiết giáp nó chăng khẩu hiệu “Các anh giải phóng giãn ra để chúng tôi diệt mấy thằng Miên”. Khi sang Cao Mên nó lấy của cải, thóc lúa của Miên và Hoa cho Việt kiều. Nó bắt ba ông sư đội cái chảo như ba vua bếp. Thằng ngụy ngồi trên đó, nếu để ngã nó giết. Nó còn bắt sư sãi hãm hiếp phụ nữ Miên và Hoa trước mặt để xem… Nhiều điều dã man khác nữa.
Bấy giờ ở đơn vị, chỉnh huấn đã nói: mục đích là gây chia rẽ Việt kiều với Miên và Hoa, tức là đánh vào Quân giải phóng.
Thời kỳ đó, nhiều đơn vị Quân giải phóng, theo kế hoạch, vượt Mê Kông lên bờ Bắc chỗ chúng tôi.
Trận càn ấy tướng Trí đi trực thăng đến Trảng Lớn bị pháo binh Quân giải phóng bắn rơi. Tướng tài của ông Thiệu bị tử trận. Cuộc càn đang tiếp diễn thì lệnh của Bộ chỉ huy Miền là “đơn vị nào ở đâu thì ở đó, không phải di chuyển nữa”. Tiếp đó cuộc càn bị Quân giải phóng bẻ gẫy.
Sau trận càn đó, dân Miên mới có từ: Giải phóng Hà Nội, giải phóng Sài Gòn và giải phóng Miên.
Tôi nghe kể lại chứ không được chứng kiến là:
Một hôm đại đội có bảy người đi tải gạo tận Bông Cà Nhang. Về ngang đường anh em tạt vào nhà dân mua mít ăn. Vào một nhà có quả mít to, bảy người ăn không hết. Nhà ấy có cụ già người Miên, cụ bảo, các chú là giải phóng Hà Nội hay giải phóng Sài Gòn? Anh em trả lời là giải phóng Hà Nội, tức là Quân giải phóng.
- Ờ, nếu là giải phóng Hà Nội thì tôi cho, nếu là giải phóng Sài Gòn thì tôi bán, nếu là giải phóng Campuchia tôi không bán mà cũng không cho.
Đêm ở Sa Lông ngủ chả được mấy. Sáng sau dân làm cơm cho ăn rồi tiếp tục đi. Bảy giờ xuất phát, tạt qua phố Sa Lông chơi. Hoa kiều toàn cửa hiệu to, người Hoa ở san sát.
Chúng tôi vào cửa hiệu đồng hồ xem, bà chủ người Hoa, tưởng chúng tôi thích. Mở cửa tủ bảo: “Các chú thích xài cái nào cứ lấy”.
Chúng tôi bảo: “Cảm ơn bà, quân giải phóng không cần ạ, đeo tay vướng khó đánh Lon-non và đánh Mỹ”.
Từ Sa Lông đi đò sang Cần Dò, qua bãi trống đến ban kỹ thuật của Phòng 3. Do kỹ sư Hoàng Trung (Hoàng Vân) làm trưởng ban, hai phó ban là kỹ sư Hoàng Bôi và kỹ sư Trần Thắng con thiếu tướng Trần Độ quê Tiền Hải, Thái Bình.
Ban kỹ thuật khoảng trên dưới hai mươi người, toàn người quen cũ, có hai phó ban giờ mới biết.
Về tập huấn ở đây như ở nhà. Bố trí bốn người ở hội trường sửa chữa máy. Cách nhà anh Bôi vài mét, tôi thường bị anh gọi sang uống nước và cách nhà anh Trung và anh Thắng vào hai chục mét. Quản lý bếp ăn là cậu Ninh học trò khóa 2 của tôi, về đây công tác. Đợt này đến lượt cậu làm quản lý. Nhà ăn vẻn vẹn có bốn cái bàn. Một hôm ngồi cùng bàn ăn với anh Thắng, anh nhắc quản lý Ninh rằng: “Này, mỗi mâm chỉ được một khúc, ăn không đủ bữa. Sao anh không mua cá linh cho nó rẻ. Cứ câu nệ, ở nhà mình còn ăn con đòng đong cân cấn được nữa là”.
Nói thêm là cũng tiền ấy mà mua cá linh, nó bằng hai, ba ngón tay dài cỡ 20, 25 phân, bỏ đầu, bỏ đuôi kho hoặc rán mỗi mâm đĩa men hoặc đĩa nhôm đầy ắp.
Bốn chúng tôi về võng nằm vẫn bàn tán, anh là con tướng mà sinh hoạt quần chúng ghê. Đã từng ăn con đòng đong cân cấn bằng móng tay. Có lần anh kể, dạo ít tuổi học ở Nam Ninh, Trung Quốc. Nằm cùng giường với một cậu, cậu ta nằm tầng trên. Những lần liên hoan hay lễ tết. Ăn thừa thịt cậu đút vào túi áo bông. Đêm nằm cứ thấy nhai tóp tép. Tôi hỏi, thò tay vào túi áo bông lấy ra một nắm đưa tôi: “Mày ăn không?”. Tôi sợ cái cách bỏ thịt vào túi áo bông của cậu ta.
Hôm anh lại kể:
- Đơn vị xuất phát đi B là ở Nhà máy Thông tin M3 - “Túi” đựng những con ông to.
Tôi bảo:
- Anh cũng ở túi đó ra hả.
Không, mình khác, ở M3 mình đã là kỹ sư, là sĩ quan rồi, có nghề nghiệp đàng hoàng. Chưa là cán bộ lãnh đạo thôi. Ở cái hàm thiếu úy thì chỉ huy ai.
Nhà anh ở có cái ra-đi-ô Mác-giơ-nét, ba mươi mốt băng, nghe thích thật, có cái ti vi 12 inh, chiến lợi phẩm khi giải phóng Lộc Ninh. Bộ chỉ huy Miền tặng Phòng 3, Phòng 3 lại tặng ban kỹ thuật. Tuy là một bộ phận, trung úy Hoàng Trung chỉ huy vẻn vẹn hai mươi người nhưng nó là tứ trụ của Phòng 3. Tham, Chính, Hậu, Kỹ.
Tập huấn máy 81 của Trung Quốc 15W bán dẫn để dần dần thay cho 102E, 139. Học máy bộ đàm đơn biên 884 để dần dần thay cho K63, 71B1, P126…
Học mười ngày xong lý thuyết, tạm biệt ban kỹ thuật về Xưởng 35. Chúng tôi làm tặng ban kỹ thuật một buổi củi đun bếp. Ban kỹ thuật thịt con lợn tặng chúng tôi bữa liên hoan.
Tốp tôi đến Xưởng 35 thực hành hai máy trên 10 ngày. Đến xưởng cũng quen gần hết, anh Giáp và anh Ích được cử hướng dẫn chúng tôi. Buổi đầu thầy gặp gỡ trò. Anh Ích bảo: “Có quái gì mà phải thực mới hành với các sư huynh. Máy đây, Bủ cho anh em mở ra mà xem. Riêng cái máy phát 81, con sò công suất ốc xuống bệ máy để tỏa nhiệt, đồng thời là co-lếch-tơ, cứ hàn quách nó xuống cho đảm bảo. Bắt ốc khi bị rỉ, mô-ve thì công suất hạn chế lắm. Chỉ lưu ý thế thôi”. Mấy ngày chúng tôi thay nhau xem các máy trên.
Một hôm buổi chiều chúng tôi đang xem máy thì thấy có tốp anh Trung, cậu Quang, cháu Tươi tạt vào xưởng kéo anh Ích đi cùng. Theo lệnh của Bộ chỉ huy Miền là Phòng 3 chữa cái máy chiến lợi phẩm, chuẩn bị cho “giải pháp”. Kỳ này đi, ngoài dụng cụ sửa chữa ra còn mang theo cái bóng đèn 500W để thử máy cho khỏi bị lộ làn sóng điện.
Tôi báo cáo anh Bốn Ngọ giám đốc C35 cho chúng tôi về đơn vị. Anh đồng ý, nhưng ăn xong ngày 22 - 12 đã hẵng về.
Ngày 23 tháng 12 năm 1972, tạm biệt Xưởng 35 để trở về khu B. Ngày thứ nhất đến Cần Dò, ngày thứ hai đến Sa Lông mà Cần Dò cách Sa Lông chỉ ba mươi phút đi bộ, lại nghỉ ở đó một ngày, đi chơi, đi chợ, đi các chùa xem… Tối đến vào Trường trung học Hoa kiều xem họ hòa nhạc.
Ngày thứ ba đi vượt trạm giao liên xa xa mới ở nhà dân. Ngày thứ tư đến trạm anh Năm Quỳnh. Hỏi thăm anh em hậu cần tiểu đoàn về tình hình C1. Họ cho biết C1 đã có học viên về nhưng ít lắm, tự kiếm được cái ăn, nên chẳng thèm xuống đây lấy cá và lên tiểu đoàn lấy đậu phụ. Nhiệm vụ của họ vẫn là khoan lính.
Tôi bảo anh em, an dưỡng ở đây cũng như ở nhà, nghỉ vài hôm chơi phố rồi về thôi.
Cuối tháng 12 năm 1972, đầu tháng 1 năm 1973, chúng tôi về đơn vị. Được vài hôm, tôi bị sốt rét, báo cháo nhà bếp. Nuôi quân Nguyễn Văn Ngôn, quê Kim Bảng, Hà Nam, cậu quen kiểu ăn cháo của tôi. Cho gạo hoặc cơm cũng được vào xoong con, đổ nước vừa phải vào đun, hột gạo vừa chín tới vẫn còn nhuôi nhuôi. Rau muống, rau dền, rau cải, rau lúa vú… nói chung rau gì cũng được, thái nhỏ cho vào đun chín rồi bắc ra cho mắm, muối, mì chính là xong. Làm xong, nuôi quân Ngôn để trên bàn ăn, chưa kịp mang cho tôi thì cậu học viên mới về không biết bảo là “thằng nào lại để cám lợn lên bàn ăn”, thế là đổ toẹt vào vạc nước rác.
Xuống nhà bếp, tôi hỏi Ngôn, cậu đi tìm, ra sàn nước thì xoong nấu cháo không vẫn chềnh ềnh ở đó. Sốt rét bây giờ nó cũng quen rồi. Đang nằm run cầm cập nhưng bộ phận nào thịt gà hủ tiếu mời, thì cũng cố gắng đi được không bỏ.
Chiều 23 tháng 1 năm 1973, anh Thưởng xin được bộ ka-ki Tô Châu của lính mới vào, cùng Dùng ra sóc đổi được mười con gà. Tối đó liên hoan cho tôi và anh Tạo đi K50. Anh Tạo điều trị thận, tôi điều trị mắt. K50 nằm gần Cần Dò, gần dốc D40. Thế là sơ bộ biết lối đi. Tối nay cứ yên chí liên hoan hết mình. Mà mai không đi thì mốt đi. Đi viện điều trị bệnh mãn tính chứ có phải cấp tính đâu, lại càng không phải tác chiến thì cần gì đúng ngày, giờ. Mười gà, mười người không ai chung với ai. Đồ chấm tự pha chế. Trước khi ăn, anh Thưởng kiểm tra cần câu cắm ở suối được con chuối bằng bụng chân và dùng phế liệu của mười con gà bẫy được con kỳ đà nặng mười hai ký nhốt để mai. Nhậu thịt gà rượu xong, anh Tỷ không ăn cháo, xách súng đi, loắng một cái đã thấy tiếng súng nổ ở phía sông Chằm Ních. Lát sau anh Hành cho liên lạc báo, anh Tạo cử bốn người đi khiêng nai. Con nai tạ hai, chặt ra bốn góc, khiêng về nhà bếp làm béng một góc nấu ăn ngay.
Tối 25 tháng Giêng, tôi và anh tạo đến trạm giao liên lần trước ở. Có hai người mà họ cho ở nhà khách trạm. Đó là cái nhà lợp tôn to lắm, nhìn đuối tầm con mắt mới tới đốc kia. Tôi, anh Tạo mắc võng ngủ ở đầu này giáp nhà trạm. Có cái máy ép thuốc lá to và nặng, có đống rác quét đùn ngay xó nhà to tướng. Một rẫy lò sấy thuốc họ xây đẹp chứ không như của hợp tác xã quê mình.
Tối ngồi uống nước, nói chuyện họ mới biết chúng tôi là thợ chữa đài. Họ bảo mai ở lại trạm chữa cho mấy cái đài hỏng. Chúng tôi chưa nhận lời. Lúc lên võng nằm tôi bảo anh Tạo là: “Mai mình ở đây không đi vội. Vì mai là 26, ngày kia là 27 ký Paris, ngừng bắn. Mai 26 nó sẽ đánh Sa Lông. Dại gì ta đi đâm đầu vào lửa”.
Quả thật, sáng sớm máy bay đã đến bắn phá hướng đó. Tầm 7, 8 giờ sáng đã có tin địch đánh Sa Lông chính xác.
Tôi và anh Tạo đi viện, mang đầy đủ trang bị phòng khi đơn vị di chuyển.
Dụng cụ sẵn, tôi và anh Tạo chữa một số ra-đi-ô hỏng cho họ. Có hỏng gì quan trọng đâu, chủ yếu là tiếp xúc pin, chiết áp bẩn, công tắc bẩn, đứt dây cu-roa, cùng lắm là già đèn công suất… toàn hỏng nhẹ.
Ngày đó trạm tiếp chúng tôi thịnh soạn cả bữa trưa lẫn bữa tối.
Trong lúc ăn cơm, họ phàn nàn, dạo nọ đoàn khách bốn người mang gà toi đến thịt, lây ra “chết vãn” đấy chứ, trước đây nhiều lắm. Tôi im và lờ đi.
Chúng tôi ở tiếp ngày 27 nữa, sáng 28 mới đi Sa Lông. Chẳng có việc gì, mắc võng nằm nghe đài. Buồn thì lấy cái chổi quét nhà thu vào góc. Tôi thấy đống rác to. Lấy xẻng của trạm xúc vào thúng bưng đổ ra vườn. Thục làm một nhát xẻng thấy cấn tay. Bới ra xem, thì ra là tảng thuốc lá ép. Tôi khoái quá, con dao găm và mượn trạm con dao rựa, gậy ra lấy một tảng. Đẽo vừa vặn để đút lọt bồng. Đồ đạc dắt vào dây lưng Mỹ và gửi bớt bồng cho anh Tạo. Tôi khoác tảng thuốc nặng đến 30 kg. Nó cứ như vỉa than đá ấy. Lấy dao găm gậy ra một mảnh mỏng như tờ giấy vẽ. Để dưới nền nhà nó hút ẩm, bung ra mấy tàu thuốc khô nguyên vẹn. Sợi thuốc vàng ươm, thơm phức, ngọt khói.
Chiều 28 chúng tôi đến Sa Lông, một số nhà cột to vẫn còn cháy, số đống thóc của dân vẫn cháy âm ỉ khét lẹt. Dân chúng sơ tán đã lác đác gồng gánh, bồng bế nhau về…
Vào viện K50 nằm một tháng là anh Tạo ra viện. Có tin nhắn vào là, đồng chí nào ra viện thì về khu vực Đầm Lê Phông để tìm đơn vị. Tôi nằm viện hai tháng rưỡi. Tầm giữa tháng tư năm 1973 mới ra viện. Họ biết tôi là thợ, đem đài đến chữa hộ. Tôi chỉ chữa cho mỗi thành phần một cái từ bệnh nhân đến ban chỉ huy viện.
Có ba cái ra-đi-ô tôi chữa hộ là kỉ niệm sâu sắc nhất. Một là cái của đồng chí thương binh cụt một chân tên là Tân ở cùng huyện. An dưỡng chờ chuyến ra Bắc. Sau ra Bắc lại nằm viện với em thứ năm của tôi, sang Lào đánh nhau cũng cụt chân. Hai lính cụt chân gắn bó đi lại với nhau đến khi anh Tân qua đời vào năm 2000.
Cái thứ hai là chữa cho đồng chí Huỳnh người xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội, lính đoàn xe thồ. Mãi đến năm 1978, anh Huỳnh và anh Thường mà tôi cứu sống ở Viện 1, hai anh cùng công tác ở cửa hàng than gỗ Cổ Loa. Một hôm, hai anh đạp xe chín ki-lô-mét về nhà tôi chơi. Tôi cũng có nhà, đi lùng mua được nửa lít rượu, rang bát bạc, ba người uống ôn lại chuyện chiến trường. Tôi không quên nhắc đến cái đèn xe thồ của anh Huỳnh, lẽ ra bây giờ phải bỏ vào viện bảo tàng quân đội. Không chữa đài cho anh làm sao hôm nay chúng tôi hội ngộ ở đây.
Cái thứ ba là chữa cho ban chỉ huy viện. Chẳng là hôm đi chúc tết, các đồng chí thấy tôi chữa đài, thế là đồng chí chính trị viên viện đem cái Hi-ta-chi “mặt nâu” đến tôi chữa hộ. Đồng chí bảo, đang nghe tự nhiên hỏng. Tôi nghĩ chữa để đồng chí lấy ngay. Đồng chí từ chối về còn bận công tác. Thế là yên tâm tà tà chiều xem. Nhưng chữa mãi đến cơm tối vẫn chưa xong. Tôi đi có bài bản. Phát hiện đèn âm tần đầu đấu sai chân và mất đi-ốt tách sóng, đấu vào nghe được nhưng nghẹt tiếng, liền thay cho hai đèn công suất, lập tức đài nói oang oang, tiếng tròn ro.
Nhắn anh xuống lấy đài tôi bảo: “Đài của anh không phải đang nghe tự nhiên tịt mang tôi chữa”.
Anh thú nhận, lúc đầu nghe nghèn nghẹt, đưa thợ chữa không được mà tịt luôn.
Tôi bảo đấu sai mạch điện là tịt, còn lúc đầu nghẹt tiếng là đôi đèn công suất kém, tôi thay cho rồi.
Anh cảm ơn và mang đài về. Trước khi về anh kể lai lịch cái Hi-tachi mặt nâu cho chúng tôi nghe: “Hai đồng chí tiếp phẩm đi công tác, gặp mấy thằng Miên đang phát rẫy mở đài nghe. Chúng ra trấn lột hai khẩu AK rồi chạy thục mạng vào rừng trốn thoát, bỏ lại cái đài này. Anh em mang về viện nộp làm của công. Viện có làm việc với địa phương, họ không trả lại súng, nhưng bảo họ ký nhận bàn giao súng thì họ ký.
                                                                                    ( Còn nữa )

                                               Được đăng bởi Nguyễn Như Khánh