Đại tá, Tiến sĩ sử học NGUYỄN
VĂN KHOAN1 (nguyên cán bộ bảo tàng Binh chủng TTLL)
Trong thư Chủ tịch Hồ Chí
Minh gửi Bộ đội Thông tin liên lạc ngày 28 tháng 1 năm 1969, bức thư cuối cùng
Người để lại cho lực lượng vũ trang ta – chính tay Người đã viết chữ “chung”
sau các chữ “chiến đấu và ... công tác”. Câu hoàn chỉnh là “giữ vững thông
tin liên lạc bảo đảm tốt cho chiến đấu và công tác chung”. Chỉ qua chữ “chung”
ấy, Người muốn trở lại câu nói trước đó gần 30 năm:
“Việc liên lạc là một việc
quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh vì chính nó quyết định sự thống nhất
chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó đảm bảo thắng lợi”.Ảnh tư liệu.
Người không hề đề cập riêng
cho liên lạc quân sự, liên lạc dân sự. Vì dù quân sự, dân sự đề là công tác
cách mạng, mà việc quan trong nhất trong công tác cách mạng lại chính là thông
tin liên lạc. Không nói tới Bộ Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại giao, Hàng không, Y tế,
Giáo dục và các ngành kinh tế... nếu không nhận thức rõ vị trí của công tác
thông tin liên lạc, chắc sẽ gặp khó khăn, thiệt hại, thua lỗ và có thể thất bại...
Do hoàn cảnh và thực tiễn hoạt
động cách mạng của bản thân mà Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Vương Bạt
nhược – Thầu Chín – Hồ Chí Minh phải làm sao có được những đường dây thông tin,
những mối liên lạc với Tổ quốc, với các bạn, đồng chí trong nước cũng nnhuw quốc
tế. Không có những thông tin này, mối liên lạc này, có thể khawnngr định nng]ời
cách mạng Việt Nam ấy không thể hoạt động được, không thể thực hiện được mục
đích cuối cùng của mình là giải phóng dân tốc, không thể thực hiện được “ham muốn
tột bậc” là làm sao cho đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành, hạnh
phúc. Và cũng có thể đặt vấn đề là nếu không có được phương pháp tổ chức mạng
lưới, chọn người để có thông tin tin cậy bằng kinh nghiệm và tri thức, thì toàn
bộ sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chắc cũng sẽ gặp nhiều
khó khăn.
Hồ Chí Minh đã suy nghĩ như
thế nào về thông tin liên lạc? Không thể nhầm lẫn vị trí của Đảng, hạt nhân
lãnh đạo, đầu não lãnh đạo – với thông tin liên lạc. Điều dễ hiểu là thông tin
liên lạc chỉ là một phương pháp, một công cụ, một công việc của Đảng, của cách
mạng, nhưng là một công việc , phương pháp, một công cụ - theo Hồ Chí Minh là
quan trọng bậc nhất.
Nói như vậy có lẽ cũng chưa
chặt chẽ. Vì trước khi có Đảng, đã có phong trào yêu nước, phong trào cách mạng
và trong hai phong trào đó đã có thông tin liên lạc. Và nếu Hồ Chí Minh nói
“hai phong trào đó cùng với việc truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt Nam đã
dẫn đến sự thành lập Đảng”, thì thực chất sự truyền bá đó là công việc thông
tin liên lạc, là chuyển sách, báo, chỉ thị, nghị quyết, đưa người đi huấn luyện,
mỗi cuốn sách là một sợi dây thông tin liên lạc, mỗi cán bộ là một cuốn sách
tuyên truyền, thông tin liên lạc sống...
Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh
là người yêu nước, người cộng sản đầu tiên đã tự mình tổ chức ra mạng liên lạc
cho Đảng ta, một mạng liên lạc hoạt động vững chắc nhất, hiệu quả nhất so với tất
cả các thời kỳ, các giai đoạn của phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam hiện đại.
Người cũng đã giải thích
thêm cho chúng ta hiểu tại sao lại là “quan trọng nhất” (hàng đầu), vì theo Hồ
Chí Minh đó là “thân kinh, là mạch máu” của Đảng ta, của cách mạng, của mọi người,
mọi ngành, mọi cơ quan. Trong cơ thể con người, cho đến nay – khoa học tiên tiến
hiện đại nhất cũng chưa thể tìm hiểu cho đến tận cùng sự hoạt động của bộ não
người. Đó là một tổ chức tinh vi nhất mà mọi kỹ thuật vật chất do con người
sáng tạo ra chưa thể thay thế được. So sánh thông tin liên lạc với hệ thần
kinh, Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở mọi cán bộ cách mạng, con người, mọi cơ quan
cách mạng phải tổ chức cho khoa học, cho vững chắc mạng thông tin liên lạc, để
“quyết định sự thống nhất, để chỉ huy, để phân phối lực lượng” trong cách mạng
thì mới có thể giành thắng được. Tổ chức ấy phải do con người cụ thể phụ trách.
Con người trong thông tin liên lạc cũng là một con người cách mạng. Nhưng vì ở
trong khâu “quan trọng nhất” là thần kinh, là mạch máu nên Hồ Chí Minh đã dạy”không
được để cho vi trùng thâm nhập vào mạch máu thông tin liên lạc”... Vi trùng vào
chân có thể cưa chân, tuy khó khăn nhưng con người vẫn sống. Vi trùng vào não
thì con người chết, hoặc sống mà như đã chết. Chọn người cho các công việc “bậc
nhất” ấy mà lại chọn nhầm thì sẽ nguy hiểm biết chừng nào?
Thông tin liên lạc là việc của
cách mạng mà cách mạng là của toàn dân, nên thông tin liên lạc như Hồ Chí Minh xác
định là thông tin liên lạc nhân dân, đường liên lạc trong dân ấy là vững chắc
nhất. “Đường dây” không phải chỉ là con đường cụ thể. Bác đã nói: “Xa đồng đạo,
đạo đồng đồ”, con đường ở đây còn có nghĩa là “lòng dân, sự giúp đỡ, sự tin cậy,
niềm tin tưởng của dân vào cách mạng, vào những người làm thông tin liên lạc của
cách mạng”... Có một lần, một đồng chí cán bộ của tỉnh Bình Trị Thiên báo cáo với
Bác rằng khi ra Bắc phải đi đường núi vất vả, mà hay bị địch phục kích, Bác đã
trách nhẹ: “Sao chú không đi xuống đồng bằng, đi vào dân. Đường đi trong dân là
đường đi vững chắc nhất”.
Ngày 9 tháng 10 năm 1947,
trong “Những điều cần chú ý cho cán bộ chỉ huy cao cấp của quân đội”, Bác Hồ đã
nói: “Phải có liên lạc, phải có báo cáo. Ban nhạc hàng chục người đều theo sự
điều khiển của người cầm nhịp. Nếu đoàn thể trên dưới, không liên lạc, báo cáo
thì cũng như người bán thân bất toại, đầu óc, chân tay không liên lạc được với
nhau”2.
Chiến tranh, dù hiện đại đến
đâu, khốc liệt đến đâu, quyết định cuối cùng là con người. Cho dù thế giới có
máy móc, thiết bị, thông tin số, có xa lộ thông tin... thì vẫn không thể không
coi trọng con người, con người thông tin liên lạc trong cách mạng, trong quân đội,
trong sử dụng khai thác khí tài, trong tư cách cuối cùng là một phương tiện
thông tin liên lạc sống.
Hơn nửa thế kỷ qua, kể từ
khi quyền lãnh đạo cách mạng theo quy luật đã chuyển giao sứ mạng lịch sử vào tay
giai cấp công nhân Việt Nam, công tác giao thông liên lạc đã góp phần quan trọng
quyết định trong sự nghiệp cách mạng. Đồng chí Trường Chinh đã nói: “Trong những
năm phong trào bị đàn áp khốc liệt, chính nhờ các cơ sở giao thông, mà Đảng đã
tồn tại để phát triển”. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ở rất
nhiều Hội nghị cấp ủy từ khi còn bí mật, lúc công khai, Đảng ta đã đề ra những
chỉ thị về giao thông, thông tin liên lạc, nêu rõ những ưu điểm của công tác
này, hướng dẫn cách tổ chức các mạng liên lạc, cách chọn người, cách dạy xử trí
cho mỗi giao thông viên khi gặp địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu
"giao thông phải do Bí thư Đảng hoặc Phó Bí thư Đảng phụ trách”. Người
không nói bí thư cấp nào nhưng ý muốn nhấn mạnh bí thư của mọi cấp, kể từ bí thư
cao nhất.
50 năm qua, kể từ khi Đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời, quân đội ta đã viết nên những trang sử
vẻ vang trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ biên giới, hải đảo của Tổ
quốc, giữ vững an ninh quốc gia. Trong thành tích đó, không thể không đặt thành
tích lên hàng đầu hoặc ít ra cũng là quan trọng nhất của lực lượng giao thông,
thông tin liên lạc.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử, chiến dịch cuối cùng kết thúc sự nghiệp giải phóng dân tộc 30 năm, Bộ
Chính trị Trung ương Đảng, với mệnh lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên
Giáp đã yêu cầu “thần tốc”, “thần tốc hơn nữa”. Về thần tốc, Napôlêông đã nói “Hãy
đi, hãy chạy và chớ quên rằng sáng tạo nên thế giới chỉ có 6 ngày”. Còn Xuvôrốp,
danh tướng của nước Nga lại kết luận rằng: “Một phút quyết định thắng lợi một
trận đánh, một giờ quyết định thắng lợi chiến cục, một ngày quyết định vận mệnh
một quốc gia...”.
Trong cuốn sách “Sự nghiệp
và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam - Bộ Quốc phòng biên soạn được xuất bản đã dẫn một câu nói của Bác nhắc lại
ý của Nensơn3: "Trong chiến tranh giờ phút có quan hệ lắm. Chỉ
sai nhau 5 phút, có thể định được thắng, bại”.
Bộ đội Thông tin liên lạc
trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, ở trận này, chiến dịch kia
có thể chậm vài giây, vài phút, làm cho người chỉ huy bị động khó khăn, làm cho
thành tích chiến đấu bị ảnh hưởng, bị hạn chế. Nhưng nhìn toàn bộ quá trình, Bộ
đội Thông tin dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương đã không chậm “không
sai nhau 5 phút” - như lời Bác nói, nên đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của
toàn quân, toàn dân.
Đăng bởi Quang Hưng (nguồn “Hồi
ức Cựu chiến binh Thông tin liên lạc - Tập 1”)
1 Đ/c Nguyễn Văn Khoan
hiện là hội viên Chi hội Truyền thống Phòng KHQS – Hội Truyền thống Thông tin
Hà Nội.
2 Tư liệu lưu trữ Bộ
Quốc phòng.
3 Nensơn: (Honatip, Quận công) là Đô đốc Hải quân Anh (1758-1805), đã đánh thắng Hải quân Pháp trong các trận ở Abukia và Traphangar.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét