Dương Đại Hành
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 20 năm. Càng
gần thắng lợi, càng nhiều gian nan. Cả nước dấy lên phong trào "Tất cả cho
tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Nam giới ra tiền tuyến
cả. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, phát huy truyền thống thuở Bà Trưng, Bà Triệu
và phong trào phụ nữ ba đảm đang: lao động, sản xuất, chiến đấu, hàng vạn phụ nữ
xung phong nhập ngũ, vào quân đội, sát cánh cùng nam giới từ hậu phương ra tiền
tuyến đánh giặc.
Trong các quân binh chủng thì có lẽ Binh chủng Thông tin
là có nhiều chiến sĩ gái nhất. Hội tụ về Binh chủng phần lớn là các cô gái của
các tỉnh miền Bắc như: Hà Nội, Bắc Thái, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Quảng Ninh,
v.v...
Trạm A56 chúng tôi đóng quân ở vùng Kép, cũng là một
trạm thông tin lớn. Quân số 23 đồng chí mà vẻn vẹn chỉ có tôi và anh Xuân Số là
nam giới. Phụ nữ là phái đẹp không có điều gì phải bàn cãi nữa rồi; còn bảo họ
là phái yếu thì có lẽ cần phải xem xét lại. Họ có nhiều đức tính hơn hẳn cánh
mày râu như: nhịn nhường, kiên trì, mềm dẻo, nhưng cũng rất kiên quyết và hăng
hái. Kiên trì vượt qua khó khăn và đảm đương đủ mọi công việc. Năm 1972, kẻ địch
đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Hệ thống dây trần
tuyến phía Bắc cũng liên tục bị đánh phá. Anh chị em chẳng quản gian lao, đảm bảo
các ca kíp làm việc, dù đêm ngày, dù khó thế nào cũng nhanh chóng khôi phục
thông tin liên lạc phục vụ các cấp chỉ huy chiến đấu.
Để phòng địch đánh vào Trạm A56, cấp trên cho thành lập
trạm thông tin dự bị lấy tên là "Sông Thương". Chấp hành nhiệm vụ
trên giao, ngay trong đêm mùa đông rét như cắt da, xé thịt ngày ấy, các chiến
sĩ gái vai mang vác nặng lặc lè dây cùng máy, leo đồi, lội suối đến 1 giờ 30 phút
sáng hôm sau trang thiết bị đã được lắp ráp xong, liên lạc thử với các nơi
thông suốt. Tiếng người con gái lanh lảnh bên tai: "Sông Thương đây, A56
đâu", "Sông Thương đây, A56 có nghe rõ không"?
"A56 gọi Sông Thương nghe rõ không?". Tôi chộp
lấy máy trả lời: "Nghe rõ và tốt lắm". Tôi nhắc Ái Thu đang trực tổng
đài ở A56: "Ngày mai trạm ta ra bích báo. Riêng anh có một bài thơ để tặng
các cô gái tổng đài. Anh đọc để Ái Thu nghe nhé:
HÌNH BÓNG EM - CÔ GÁI TỔNG ĐÀI
Tặng các chiến sĩ gái tổng đài
Em là
cô gái tổng đài
Sớm
hôm bên máy miệt mài gọi, thưa.
Cho dù
ngày nắng, đêm mưa
Em ngồi
bên máy, em thưa nhịp nhàng.
Lắng
nghe tiếng máy reo vang
Như
nghe tiếng súng phương Nam công đồn
Lá báo
reo gọi đổ dồn
Mà
nghe như thấy bốt đồn thù tan.
Đêm
nay gió núi, trăng ngàn
Em ngồi
bên máy lòng tràn ước mơ,
Phương
Nam rộn rã bóng cờ
Em là
tiếng súng điểm giờ tấn công,
Mẹ già
chưa ngủ đêm đông
Mẹ
mong con gái lập công diệt thù.
Con
yêu, mẹ hát, mẹ ru
Mong
con khỏe đẹp, trăng thu dịu dàng
Đến
ngày tái ngộ tao khang
Có
thêm chàng rể mẹ càng yên vui,
Giấc
mơ no ấm ngọt bùi
Ba năm
là thế tin vui đã về"!
Sau này, bài thơ của tôi đã được anh Xuân Số phổ nhạc thành
một bài hát cho anh em chiến sĩ thông tin A56 chúng tôi. Đã 30 năm, một phần ba
thế kỷ, tôi quên làm sao được những gương mặt thân thương đã cùng nhau chia sẻ
ngọt bùi.
A56 và các nét sinh hoạt đời thường của chúng tôi thời
đó nay đã thành những kỷ niệm không thể nào quên.
Đăng bởi Quang Hưng (nguồn “Ký ức Cựu chiến binh Thông tin liên lạc - Tập 2”)
0 comments:
Đăng nhận xét